Trong thông báo trên ứng dụng nhắn tin Telegram ngày 22/5,ấmbiểutượngchiếntranhNgaMoscownóisẵnsàngkhôiphụcđàmphákết quả trận ukraine nghị sĩ Yaroslav Zheleznyak cho biết, 313 người trong tổng số 423 thành viên Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã bỏ phiếu thông qua quyết định trên.
Cả hai chữ cái Z và V đều không xuất hiện trong bảng chữ cái của Nga. Tuy nhiên, chúng được người Nga sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là sơn trên các xe quân sự và vũ khí, để thể hiện mục tiêu của chiến dịch tấn công quân sự ở nước láng giềng. Bộ Quốc phòng Nga giải thích, Z có nghĩa là Za pobedu (“vì chiến thắng”) và V là đại diện cho “sức mạnh của sự thật”.
Theo Reuters, luật mới của Kiev cấm các tổ chức phi chính phủ sử dụng biểu tượng chiến tranh của Nga hoặc phá hoại chủ quyền của Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phủ quyết phiên bản trước đó của dự luật và kêu gọi cho phép dùng hai biểu tượng nói trên trong các bảo tàng, thư viện, công trình khoa học, sách giáo khoa và các phương tiện tương tự.
Cùng ngày, Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn việc kéo dài lệnh thiết quân luật trên toàn quốc thêm 3 tháng, tới ngày 23/8, giữa lúc các lực lượng Moscow tiếp tục oanh tạc dữ dội ở miền đông và miền nam nước này.
Moscow nói sẵn sàng nối lại hòa đàm với Kiev
Vladimir Medinsky, trưởng phái đoàn đàm phán Nga tuyên bố, Moscow sẵn sàng khôi phục các cuộc đàm phán hòa bình nhưng tất cả phụ thuộc vào Kiev.
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Belarus, ông Medinsky, người cũng là trợ lý của Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, "Moscow chưa bao giờ từ chối các cuộc thương lượng".
"Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng tiếp tục đối thoại. Việc đóng băng các cuộc đàm phán hoàn toàn là do sáng kiến của Ukraine. Bóng hiện hoàn toàn ở phần sân của họ", ông Medinsky nói.
Theo báo Guardian, Nga và Ukraine từng thường xuyên tổ chức thương lượng trực tiếp và thông qua đường kết nối video trực tuyến kể từ khi chiến sự bùng phát hồi cuối tháng 2. Các ngoại trưởng hai nước từng gặp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3, tiếp sau một một cuộc gặp không mang lại kết quả cụ thể giữa các đại diện hai bên ở Istanbul.
Tuy nhiên, Mykhaylo Podolyak, trưởng phái đoàn đàm phán Ukraine, hôm 17/5 cho biết các cuộc đối thoại với Moscow "đang bị đình trệ".
Lithuania ngừng nhập khẩu năng lượng Nga
Lithuania đã chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu năng lượng Nga, kể cả dầu mỏ, điện và khí đốt từ nhiên từ ngày 22/5.
“Đây không chỉ là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối với Lithuania trong hành trình hướng tới độc lập về năng lượng mà còn là sự thể hiện tình đoàn kết của chúng tôi với Ukraine", Bộ trưởng Năng lượng Lithuania Dainius Kreivys cho biết.
Trước đó, đài RT của Nga đưa tin, Litgrid, nhà điều hành hệ thống truyền tải điện của Lithuania, thông báo phía Nga đã ngừng cung cấp điện cho nước này. Inter RAO, nhà xuất khẩu điện duy nhất từ Nga sang Lithuania đã xác nhận thông tin. Hồi đầu tháng 5, chi nhánh Bắc Âu của Inter RAO cũng đình chỉ việc cung ứng điện cho Phần Lan.
Tháng trước, Lithuania trở thành quốc gia đầu tiên thuộc Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ từ bỏ nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ từ xứ sở bạch dương để phản đối cuộc chiến của Moscow ở nước láng giềng.
Ukraine đạt thỏa thuận kiểm soát hải quan "lịch sử" với Ba Lan
Tổng thống Ukraine Zelensky thông báo đã đạt thỏa thuận kiểm soát biên giới chung với Ba Lan, đồng thời nhấn mạnh đến tình đoàn kết "không ai có thể phá vỡ" giữa hai nước.
"Một giải pháp đã đạt được, sẽ cách mạng hóa trật tự ở biên giới của chúng tôi. Chúng tôi sẽ triển khai việc kiểm soát hải quan chung với Ba Lan. Điều này sẽ tăng tốc đáng kể các thủ tục biên giới, loại bỏ hầu hết các nguy cơ tham nhũng và cũng là bước khởi đầu cho sự hội nhập của chúng tôi vào không gian hải quan chung của EU. Đó là một quá trình lịch sử thực sự", ông Zelensky nói trong thông điệp video đêm 22/5.
Phát biểu của người đứng đầu Kiev được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã công du Ukraine và trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên có bài phát biểu trực tiếp trước Quốc hội Ukraine, khẳng định tình đoàn kết giữa hai nước cũng như sự ủng hộ của Warsaw dành cho Kiev trong cuộc xung đột với Moscow.
CNN dẫn lời Tổng thống Zelensky nói thêm, ông đã ký một sắc lệnh ban hành một giải thưởng mới "để cảm ơn những thành phố của các quốc gia đối tác đã trợ giúp Ukraine nhiều nhất". Thành phố Rzeszow của Ba Lan được coi là đô thị đầu tiên đáp ứng tiêu chuẩn này.
Ông Zelensky cũng thông báo việc soạn thảo một dự luật tương tự luật đã được thông qua ở Ba Lan về việc đón nhận những công dân Ukraine mong muốn tị nạn ở nước này và đã được "trao các cơ hội hợp pháp như người Ba Lan".
Kể từ khi chiến sự bùng nổ ngày 24/2, gần 3,5 triệu người tị nạn Ukraine đã tới Ba Lan, khiến quốc gia Đông Âu này trở thành nơi đón nhận nhiều người Ukraine đi lánh nạn nhất cho đến nay, theo thống kê của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn.
Tuấn Anh