88Point

Để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thực phẩm bẩn bán tràn xỉu 3/3.5

【xỉu 3/3.5】Hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp sạch

Để góp phần ngăn chặn,ệuquảmhnhsảnxuấtnngnghiệpsạxỉu 3/3.5 đẩy lùi tình trạng thực phẩm bẩn bán tràn lan trên thị trường, Hậu Giang đã và đang khuyến khích người dân triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của hộ anh Quách Văn Hậu.

Trong nhiều năm qua, hộ anh Quách Văn Hậu, ở khu vực 7, phường IV, thành phố Vị Thanh, đã mạnh dạn thực hiện mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng, trong đó có trồng rau xanh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi theo anh Hậu, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay luôn đòi hỏi người trực tiếp làm ra sản phẩm phải đặt cái tâm của mình lên trên hết. Đó mới là cách làm mang lại hiệu quả thiết thực và phát triển ổn định lâu dài. Do đó, vào thời điểm 8 năm trước, anh Hậu đã quyết định chuyển đổi khoảng 1.000m2 đất vườn sang trồng rau bồ ngót sạch, đồng thời luân phiên xuất bán quanh năm.

Tạo nguồn thu ổn định

Cụ thể, từ diện tích kể trên, đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh Hậu không dưới 50 triệu đồng mỗi năm. Một phần là nhờ anh Hậu có phương pháp trồng rau rất bài bản. Nhất là mạnh dạn đầu tư hệ thống phun nước tự động, vừa tiết kiệm thời gian lao động và nước tưới, vừa đảm bảo độ ẩm vừa đủ trong đất giúp vườn rau phát triển xanh tốt quanh năm. Bình quân anh thu hoạch 5 lần/tuần, mỗi lần đạt sản lượng khoảng 20kg. Tất cả đều được anh bán ở mức 10.000 đồng/kg.

Chưa kể, 3 năm trở lại đây, anh Hậu còn đào thêm ao, với diện tích khoảng 800m2, thả hơn 10.000 con cá thát lát để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. “Sản phẩm làm ra đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vì tôi ít sử dụng phân, thuốc hóa học. Nếu có sử dụng thì cách ly đúng ngày, chứ không cắt bán bừa bãi làm ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. Tới đây, tôi cố gắng học hỏi thêm kỹ thuật canh tác, tích góp tiền để đầu tư thêm nhà lưới, nhân rộng mô hình trồng rau kết hợp với chăn nuôi heo và bò sinh sản để phát triển kinh tế gia đình ổn định hơn nữa”, anh Hậu chia sẻ.

Có thể nói, việc xây dựng và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm đang là hướng đi ưu tiên và mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Hơn 1 năm sản xuất rau sạch, ông Trương Văn Hồng, ở phường III, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Mỗi năm, từ 500m2 đất tôi phân thành nhiều liếp nhỏ trồng luân phiên rau muống, cải xà lách, rau tần ô nên hàng tháng cắt bán chủ yếu cho người dân qua lại ghé mua và cân cho thương lái ở chợ khoảng 700kg, với mức giá dao động từ 15.000-30.000 đồng/kg, cao hơn 5.000 đồng/kg so với giá ngoài thị trường. Cho nên gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định cả chục triệu đồng mỗi tháng”.

Cần liên kết sản xuất

Cách đây 3 năm, anh Võ Văn Chuyển, ở ấp 10, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, đã quyết định từ bỏ nghề giáo viên để trở về nhà trồng nấm bào ngư. Theo anh Chuyển, thực tế cho thấy mô hình trồng nấm bào ngư mang lại hiệu quả khá cao. Bởi trung bình mỗi bịch phôi nấm cho ra 350 gram nấm thành phẩm và bán trên thị trường không dưới 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với nấm rơm thì sức tiêu thụ của nấm bào ngư chưa mạnh, vì người tiêu dùng vẫn còn e dè trong việc lựa chọn sản phẩm này. Cho nên, với diện tích 200m2, gồm 3 gian nhà trồng nấm, anh Chuyển cấy khoảng 15.000 bịch phôi nấm.

Mặt khác, do đồng vốn còn ít, lại thêm chưa liên kết được với các công ty, doanh nghiệp, cũng như chưa đăng ký nhãn hiệu riêng cho sản phẩm nên những hộ trồng nấm như anh Chuyển còn loay hoay trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, nhất là không biết làm cách nào để phát triển và nhân rộng. “Tới đây, tôi hy vọng sẽ nhân rộng mô hình, với số lượng lên đến 30.000 bịch phôi nấm. Tôi nghĩ khi giải quyết tốt các vướng mắc kể trên, nấm bào ngư Hậu Giang không chỉ giúp cải thiện đời sống người dân mà còn góp phần phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp tỉnh nhà”.

Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, nhấn mạnh: “Để duy trì và nhân rộng các mô hình trồng rau, nấm… theo hướng an toàn trên địa bàn, đơn vị sẽ tiếp tục tuyên truyền, tập huấn và tư vấn, chuyển giao quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người dân yên tâm canh tác. Đồng thời, để đầu tư và phát triển dài hạn, đơn vị sẽ thường xuyên cập nhật thông tin, mở rộng mạng lưới tìm kiếm và thu hút các công ty, doanh nghiệp đến liên kết với người dân, từng bước hình thành chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm”.

Riêng về đăng ký nhãn hiệu, ông Long cho rằng: “Nếu các vấn đề thủ tục nào có liên quan, đơn vị sẵn sàng hướng dẫn để người dân sớm xây dựng hoàn thành nhãn hiệu hàng hóa, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà”.

Thường xuyên kiểm tra quy trình sản xuất nông sản theo hướng an toàn

Tại buổi khảo sát các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân trên địa bàn huyện Vị Thủy, thành phố Vị Thanh mới đây, ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đề nghị các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra quy trình sản xuất, góp phần tạo ra sản phẩm an toàn từ vườn cho đến bàn ăn. Ngoài ra, đẩy mạnh các giải pháp thu hút và tạo cầu nối liên kết giữa người sản xuất với đơn vị tiêu thụ. Tăng cường chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm công chăm sóc, hạ giá thành sản phẩm cho người dân. Hơn hết là cần phải tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất đăng ký nhãn hiệu, khẳng định giá trị nông sản, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường...

 

Bài, ảnh: CHÍ CÔNG

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap