Cúp C1

【bảng xếp hạng nhật 2】Thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2020

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 14Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp bảng xếp hạng nhật 2

Đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 14

Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Long An khóa XI họp ngày 28/11/2023 với các nội dung: Triển khai một số văn bản của Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Nghị định số 73/2023/NĐ-CP, ngày 29/9/2023 của Chính phủ Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; thảo luận, thông qua dự thảo báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết (NQ) Tỉnh ủy năm 2023, dự thảo NQ Tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; thảo luận thông qua dự thảo Chương trình làm việc của Tỉnh ủy năm 2024; cho ý kiến đối với Báo cáo thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2024-2026, kế hoạch đầu tư công năm 2024, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được cùng các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Sau một buổi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị Tỉnh ủy thống nhất thông qua các nội dung sau:

1. Về kết quả thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy năm 2023

Năm 2023, tình hình KT-XH thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến khó lường, tác động đến sự phục hồi, triển vọng tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm thực hiện NQ Tỉnh ủy năm 2023 đạt một số kết quả khả quan trên các lĩnh vực, cụ thể:

*Về phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi, dự báo tăng trưởng GRDP cả năm đạt 5,77%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng đây là mức tăng trưởng khá (cả nước dự báo tăng trên 5%). Trong đó, khu vực I (nông, lâm, thủy sản) ước tăng 3,49%; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) ước tăng 8,17%; khu vực III (thương mại - dịch vụ) ước tăng 4,32%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Đây là mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp.

- Sản xuất nông nghiệp: Tăng trưởng khá cao so cùng kỳ, ước đạt 3,5% (năm 2022 đạt 1,3%); dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cơ bản được kiểm soát chặt chẽ, không để lây lan trên diện rộng; nuôi trồng thủy sản đạt kết quả tốt, sản lượng tăng 20,3% so cùng kỳ. Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 được tập trung thực hiện; Chương trình Đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM) được tích cực triển khai theo kế hoạch đề ra gắn với việc thực hiện hiệu quả NQ số 19-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 127/161 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 78,9% tổng số xã; 40 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm 31,5% tổng số xã NTM; 2 xã NTM kiểu mẫu; 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 1 huyện NTM nâng cao; 124 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

- Công nghiệp - xây dựng: Duy trì tăng trưởng và từng bước phục hồi, nhất là trong quí III, ước cả năm tăng 8,55% (năm 2022 đạt 11,21%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) lũy kế đầu năm đến nay đạt 6,68%. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư đạt kết quả khá tốt với nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo và đặc biệt đã tổ chức thành công Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Long An năm 2023 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 cải thiện đáng kể, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; vốn đầu tư của các dự án cấp mới trong và ngoài nước tăng mạnh so cùng kỳ (Đầu tư trong nước: Lũy kế từ đầu năm, thành lập mới 1.582 doanh nghiệp (tăng 11%), tổng số vốn đăng ký 15.478 tỉ đồng (giảm 4%). Đến nay, toàn tỉnh có 16.702 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, tổng vốn đăng ký 367.968 tỉ đồng. Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 65 dự án trong nước (giảm 16 dự án), tổng vốn đăng ký mới là 56.364,2 tỉ đồng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ. Đến nay, toàn tỉnh có 2.197 dự án trong nước, vốn đăng ký 268.341,6 tỉ đồng. Đầu tư nước ngoài: Lũy kế từ đầu năm, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 95 dự án (tăng 47 dự án), vốn đầu tư cấp mới 556,7 triệu USD, tăng 73,1% so cùng kỳ; điều chỉnh vốn cho 60 dự án (tăng 1 dự án), với vốn đầu tư tăng 91,2 triệu USD. Đến nay, toàn tỉnh có 1.228 dự án FDI, vốn 10.525,3 triệu USD, trong đó có 588 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.624 triệu USD). Đầu tư công được tập trung có trọng tâm, trọng điểm, giảm dàn trải và giải quyết các công trình bức xúc; đến nay, tỷ lệ giải ngân đạt trên 80% kế hoạch (đến ngày 08/11/2023, khối lượng hoàn thành 7.930,3 tỉ đồng, đạt 80,54% kế hoạch, đã giải ngân 7.900,5 tỉ đồng, đạt 80,24% kế hoạch), phấn đấu cả năm đạt 100%; Chương trình đột phá về Huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và 3 công trình trọng điểm được tập trung thực hiện; nhiều dự án giao thông lớn được tập trung khởi công, đẩy nhanh tiến độ, tạo động lực phát triển KT-XH.

- Thương mại - dịch vụ: Phát triển ổn định, ước năm 2023 tăng trưởng 4,32% (năm 2022 đạt 9,23%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước cả năm đạt khoảng 85.000 tỉ đồng, đạt 77,84% kế hoạch, tăng 7,2% so cùng kỳ. Xuất khẩu có chuyển biến tích cực trong những tháng cuối năm, ước năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,1 tỉ USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 5,97% so cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 4 tỉ USD, đạt 74,07% kế hoạch, giảm 21,57% so cùng kỳ.

- Tài chính - tín dụng: Công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước được tập trung chỉ đạo ngay từ đầu năm và đạt kết quả rất tích cực, thu ngân sách đạt khá. Chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, thực hiện hiệu quả. Hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định. Triển khai hiệu quả các giải pháp giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh.

- Tình hình hợp tác xã, tổ hợp tác: Tích cực triển khai, thực hiện Chương trình số 25-CTr/TU, ngày 25/12/2022 của Tỉnh ủy thực hiện NQ số 20-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 310 hợp tác xã; trong đó, có 269 hợp tác xã đang hoạt động; có 5 liên hiệp hợp tác xã với tổng số 19 hợp tác xã thành viên.

* Lĩnh vực văn hóa - xã hội

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tích cực. Hệ thống y tế cơ sở được tập trung củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động. Y tế dự phòng chủ động hơn; dịch bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết tuy diễn biến khá phức tạp nhưng được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ. An toàn thực phẩm được bảo đảm, không có vụ ngộ độc xảy ra. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường, năng lực, trình độ được nâng cao. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thông qua Hội đồng về việc nâng cấp Trường Trung cấp Y tế Long An lên Trường Cao đẳng Y tế Long An. Bảo hiểm y tế toàn dân đạt 93%. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tích cực; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, chất lượng cao. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Long An thành phân hiệu của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh, xã văn hóa NTM đi vào thực chất hơn. Hoạt động lễ hội, văn hóa - nghệ thuật được quan tâm. Du lịch phát triển tốt thông qua các giải pháp kích cầu du lịch, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử gắn với xây dựng, quảng bá hình ảnh Long An. Hoạt động các cơ quan báo chí, thông tin - truyền thông có tiến bộ, bảo đảm tính thời sự, tập trung các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng được quản lý chặt chẽ; triển khai xây dựng chính quyền số, hiện đại hóa nền hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận Hiệp Hòa và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.

* Lĩnh vực quốc phòng - an ninh, nội chính và đối ngoại

Công tác quốc phòng, quân sự, an ninh, nội chính địa phương được các cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh, chỉ đạo đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023. Hoàn thành tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu ở 3 cấp; lãnh, chỉ đạo thành công diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện năm 2023. Hoạt động xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới và xây dựng điểm dân cư liền kề đồn, trạm, chốt biên phòng giai đoạn 2021-2025 vượt kế hoạch đề ra. Công tác tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh ở Campuchia đạt kết quả tích cực. Các giải pháp về phòng, chống tội phạm được đẩy mạnh, một số loại tội phạm được kiềm chế. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục phát huy hiệu quả. Hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, vi phạm trật tự, an toàn giao thông được tăng cường. Duy trì hoạt động tiếp dân, đối thoại trực tiếp với công dân, hòa giải ở cơ sở; đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân được tập trung giải quyết; ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ đình công, lãn công. Việc cho chủ trương, định hướng giải quyết các vụ án, vụ việc thực hiện nghiêm túc, nhiều vụ án trọng điểm được đưa ra xét xử theo quy định. Các hoạt động đối ngoại tiếp tục được tăng cường, tập trung mở rộng, hợp tác phát triển kinh tế với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Củng cố và phát triển các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại quân sự giữa các cấp chính quyền, nhân dân trong tỉnh với tỉnh Svay Rieng và Prey Veng (Vương quốc Campuchia). Quản lý, bảo vệ chặt chẽ đường biên được phân giới và cột mốc biên giới đã cắm, gắn với thực hiện nghiêm túc các kế hoạch, phương án bảo vệ biên giới và nhiệm vụ hợp tác phòng, chống tội phạm trên tuyến biên giới.

* Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, có tính phòng ngừa. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thực hiện theo Quy chế, từng bước đi vào nền nếp, hiệu quả. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát được tăng cường trên nhiều lĩnh vực. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực được phát hiện, xử lý kịp thời, đúng quy định, có tính nhân văn.

* Hoạt động của hệ thống chính trị

Các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo triển khai, thực hiện NQ cấp ủy năm 2023 gắn với việc quán triệt, cụ thể hóa thực hiện NQ đại hội đảng bộ các cấp; tổ chức nghiêm túc việc sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện NQ đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức tiếp tục được quan tâm thực hiện gắn với Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và chuyên đề năm 2023, Kết luận số 21-KL/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ tiếp tục được triển khai, thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy trình, quy định. Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ. Công tác tạo nguồn, kết nạp đảng viên được quan tâm; đến ngày 17/11/2023, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 1.617 đảng viên, đạt 104,32% kế hoạch năm.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh triển khai, thực hiện chương trình công tác năm 2023; trong đó tập trung công tác giám sát, tham gia các kỳ họp, phiên chất vấn, tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội. HĐND các cấp tiếp tục có sự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động; tổ chức tốt các kỳ họp lệ kỳ; kịp thời cho ý kiến đối với các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp theo đề nghị của UBND cùng cấp; thực hiện tốt việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. HĐND tỉnh tổ chức tốt các kỳ họp lệ, phiên giải trình, Chương trình đối thoại của Thường trực HĐND tỉnh và cuộc vận động “Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An”.

UBND các cấp có sự tập trung trong việc cải tiến phương pháp, lề lối làm việc, ngày càng sâu sát, quyết liệt, kỷ cương, khoa học trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ; chỉ đạo, triển khai, thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, quản lý, điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đạt kết quả tích cực. Chú trọng việc triển khai, cụ thể hóa NQ cấp ủy, HĐND; tập trung vào những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc phát sinh trên các lĩnh vực; đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, góp phần cải cách hành chính, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội chủ động cụ thể hóa NQ Tỉnh ủy năm 2023 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ từng tổ chức; tập trung tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện đúng chủ trương, NQ của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; triển khai, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội được phát huy, từng bước nâng cao số lượng, chất lượng, hiệu quả, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; chuẩn bị tốt nội dung, nhân sự và các điều kiện tổ chức thành công Đại hội đại biểu Liên đoàn Lao động tỉnh và Đại hội Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028. Tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định.

* Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy năm 2023 còn một số khó khăn, hạn chế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt. Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu nông sản vẫn còn khó khăn. Công tác thu hút đầu tư, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng gặp khó khăn chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng y, bác sĩ, nhân viên y tế xin nghỉ việc gia tăng, công tác định hướng, phân luồng học sinh sau THCS, đào tạo nghề còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến phải cắt giảm lao động. An ninh, trật tự, an toàn xã hội có mặt chưa bảo đảm. Hoạt động của MTTQ và đoàn thể các cấp còn hạn chế, bất cập. Công tác cải cách hành chính vẫn còn hạn chế. Năng lực lãnh, chỉ đạo và sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quản lý đảng viên có yếu tố nước ngoài còn chưa chặt chẽ. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ ở một số nơi hiệu quả chưa cao; việc khắc phục còn chậm, có mặt chưa nghiêm túc.

Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế: Bên cạnh nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của hậu đại dịch Covid-19 và tình hình an ninh chính trị, kinh tế thế giới có nhiều biến động,... còn có những nguyên nhân chủ quan: Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh đạo, điều hành chưa chủ động, năng động, sáng tạo, quyết liệt. Vai trò tham mưu, phối hợp của một số sở, ngành, địa phương còn hạn chế, bị động. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, thái độ và trình độ của một số cán bộ, công chức, viên chức và người đứng đầu có mặt còn hạn chế,...

2. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2024

Năm 2024 là năm có vai trò quyết định, tạo lực để tăng tốc phấn đấu hoàn thành thắng lợi trong triển khai, thực hiện NQ Đại hội XI Đảng bộ tỉnh và Đại hội XIII của Đảng. Kế thừa kết quả tích cực đạt được và nhận định các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức; phát huy sự đoàn kết, đồng thuận và nỗ lực, phấn đấu với quyết tâm cao nhất, cùng với tinh thần tư duy mới “tự lực, tự cường; lấy con người và doanh nghiệp là trung tâm; xem người dân là đối tượng phải phục vụ, xem doanh nghiệp là động lực, nguồn lực cho quá trình phát triển”, Tỉnh ủy xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 như sau: Tập trung phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tăng cường hội nhập, hợp tác để tăng tốc phát triển nhanh và bền vững. Triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực và nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy nhanh triển khai các công trình trọng điểm, chương trình đột phá của tỉnh, tạo động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên - môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phát huy dân chủ và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

* Các chỉ tiêu chủ yếu:

Tăng trưởng kinh tế (GRDP, %) từ 8,0-8,5%; Sản lượng lúa bình quân 2,85 triệu tấn, trong đó, tỷ lệ sản lượng lúa chất lượng cao 70%; GRDP bình quân đầu người 105-110 triệu đồng/năm; Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội trên GRDP 31-33%; Tỷ lệ tăng thu ngân sách nhà nước 12%; Tỷ lệ chi đầu tư phát triển hàng năm tăng cao hơn so năm 2023; Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM nâng cao 38,5% (6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu); Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 94%; Số bác sĩ/vạn dân 9,5 BS; Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi 17,2%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 75%, trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ 35%; Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo tiêu chí mới, %), giảm 15% so đầu năm 2024; Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch 62,5%; Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải khu vực đô thị 100%; Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn 85%; Kết nạp 1.660 đảng viên; Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hàng năm 90%.

* Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

Về lĩnh vực kinh tế

Tập trung lãnh, chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của tỉnh. Chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, gắn với nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục triển khai, thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo kế hoạch. Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM bền vững, thực chất gắn với việc tiếp tục thực hiện hiệu quả NQ số 19-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng, sớm đưa thêm các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động nhằm tăng quỹ đất sạch thu hút đầu tư. Huy động mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, các công trình thuộc chương trình đột phá. Tranh thủ, phối hợp các bộ, ngành Trung ương để đầu tư các công trình quan trọng trên địa bàn tỉnh: Đường Vành đai 4 TP.HCM; cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đoạn Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - Đức Hòa, tỉnh Long An); đường dẫn vào cầu và 3 cầu trên tuyến Đường tỉnh 827E; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 62; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ N2 (đoạn Đức Hòa, tỉnh Long An - Mỹ An, tỉnh Đồng Tháp); đầu tư Quốc lộ N1; nâng cấp, mở rộng tuyến đường tuần tra biên giới;... Triển khai, thực hiện hiệu quả Chương trình Phát triển đô thị tỉnh Long An theo hướng kiến trúc đô thị phải bảo đảm chất lượng, tầm nhìn; xây dựng TP.Tân An là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh, thị xã Kiến Tường là đô thị trung tâm vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh. Tăng cường công tác quản lý đất đai, quy hoạch, chỉnh trang đô thị, hạ tầng kỹ thuật, giao thông trên địa bàn tỉnh.

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phấn đấu duy trì Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm ở nhóm đầu cả nước; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính. Tập trung triển khai Khu kinh tế ven biển và xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút du khách trên cơ sở phát huy các tiềm năng về du lịch sinh thái, các khu di tích  lịch sử - văn hóa và liên kết với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ thu - chi ngân sách ngay từ đầu năm, bảo đảm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Thực hành tiết kiệm chi ngân sách, chi theo khả năng cân đối; tăng cường các biện pháp kiểm soát, giám sát các hoạt động tín dụng. Tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết căn cơ tình trạng ô nhiễm ở các cụm công nghiệp và khu dân cư.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội

Đẩy mạnh các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học. Rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên cho phù hợp; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở; đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Đẩy mạnh triển khai, thực hiện NQ số 51-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Long An đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Phát triển thể dục - thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao. Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa gắn với phát triển du lịch. Quan tâm phát triển đội ngũ trí thức - văn nghệ sĩ; khuyến khích sáng tạo các tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Quản lý chặt chẽ công tác thông tin, truyền thông, báo chí nhằm tạo đồng thuận và niềm tin xã hội; tăng cường thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Tích cực xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh; thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm, các chế độ bảo hiểm. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Đầu tư cơ sở vật chất khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển kinh tế số, xã hội số, công nghệ sinh học; nâng cao chất lượng và khả năng ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ. Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường.

Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nội chính, đối ngoại

Tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, biên phòng toàn dân vững mạnh. Hoàn thành công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2024 đạt chỉ tiêu 3 cấp. Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ động phòng, chống tội phạm công nghệ cao, an ninh mạng. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước. Giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh về an ninh, trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở. Tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở, tiếp dân, đối thoại trực tiếp với nhân dân, doanh nghiệp; tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm, theo quy định các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài. Thực hiện quyết liệt các giải pháp, biện pháp tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Nâng cao hiệu quả công tác cải cách tư pháp. Tăng cường các hoạt động đối ngoại, ngoại giao một cách thiết thực, hiệu quả. Chủ động phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phân giới cắm mốc; đẩy mạnh công tác vận động, thông tin, tuyên truyền và triển khai việc bồi thường, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng liên quan đến công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; lấy quan điểm phòng ngừa là chính, việc xử lý phải mang tính nhân văn. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, chủ động của cấp ủy Đảng, người đứng đầu, trực tiếp lãnh, chỉ đạo và thực hiện với quyết tâm chính trị cao, hành động mạnh mẽ, quyết liệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Hoạt động của hệ thống chính trị

Các cấp ủy Đảng tập trung lãnh, chỉ đạo học tập, quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hóa, triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các NQ, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) và NQ Tỉnh ủy năm 2024 gắn thực hiện NQ đại hội đảng bộ các cấp. Quán triệt thực hiện nghiêm túc Kết luận số 48-KL/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức gắn với thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 21-KL/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII), các quy định của Đảng về nêu gương và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung lãnh đạo thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình công tác nhận xét, đánh giá tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, đảng viên năm 2023.

Tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng gắn với thực hiện hiệu quả NQ số 21-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về “Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân sự và chủ động chuẩn bị các nội dung phục vụ đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Tiếp tục theo dõi, lãnh đạo chặt chẽ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế theo lộ trình. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy Đảng, công tác kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt chủ trương bí thư cấp ủy đối thoại với nhân dân; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc ngay tại cơ sở.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện chương trình công tác toàn khóa và hàng năm; nâng cao chất lượng công tác giám sát, tham gia các kỳ họp, phiên chất vấn, tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội. Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo tiếp tục đổi mới hoạt động của HĐND các cấp theo hướng chủ động, chất lượng, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng theo luật định; kịp thời thể chế hóa thực hiện NQ của cấp ủy, HĐND về nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh và thực thi pháp luật. Chú trọng nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp, các phiên chất vấn, tiếp xúc cử tri và tiếp công dân theo quy định. Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn đại biểu và đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Long An hoạt động hiệu quả, làm “cầu nối” tích cực giữa Quốc hội và cử tri.

UBND các cấp tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý, điều hành trong triển khai, cụ thể hóa NQ cấp ủy, HĐND và các chỉ đạo của cấp trên. Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp phải năng động, quyết liệt và kịp thời, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, bức xúc; chủ động, linh hoạt giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, nhất là tập trung triển khai, thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước và đầu tư công năm 2024. Thực hiện tốt cải cách hành chính, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện quyết liệt chuyển đổi số trong hoạt động của chính quyền các cấp. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, cấp huyện và bộ phận “một cửa” cấp xã. Tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

Tập trung củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh. Thực hiện hiệu quả công tác phối hợp các ngành và chính quyền, tạo cơ chế và điều kiện phát huy mạnh mẽ vai trò, tính tự chủ, năng động, sáng tạo của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng, nhất là cấp cơ sở. Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Tập trung lãnh đạo tổ chức đại hội nhiệm kỳ bảo đảm yêu cầu, tiến độ đề ra.

3.Về dự thảo Chương trình làm việc của Tỉnh ủy năm 2024

Tỉnh ủy thống nhất với nội dung dự thảo về Chương trình làm việc của Tỉnh ủy năm 2024; giao Thường trực Tỉnh ủy ký ban hành.

4. Về báo cáo thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2024-2026, kế hoạch đầu tư công năm 2024, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025

Tỉnh ủy thống nhất với nội dung báo cáo thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2024-2026; kế hoạch đầu tư công năm 2024; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 theo đề nghị của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh. Giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh theo quy định.

BCH Đảng bộ tỉnh kêu gọi toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong tỉnh tăng cường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực, phấn đấu thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm còn lại trong năm 2023; đồng thời, ra sức nỗ lực, phấn đấu với quyết tâm chính trị cao nhất để hoàn thành phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, góp phần thực hiện thắng lợi NQ Đại hội XI Đảng bộ tỉnh và NQ Đại hội XIII của Đảng./.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap