Với hình thức khoán gọn,ỗiloluồngcạnsẽđượckhơithôtỷ lệ cá cược nhà cái hôm nay luồng hàng hải sẽ được nạo vét ngay sau khi xuất hiện bồi lắng, duy trì độ sâu đúng chuẩn tắc thay vì chờ nạo vét 1 năm/lần như trước kia. Ảnh: ST |
Doanh nghiệp thiệt hại tiền tỷ do luồng cạn | |
2 cầu tàu cảng Tân Vũ, Hải Phòng được nạo vét đạt độ sâu âm 9 mét |
Sẽ duy trì luồng ổn định
Đánh giá về những thiệt hại do luồng cạn gây ra cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, các luồng cạn bị bồi lắng không chỉ đơn thuần là giảm công suất vận chuyển. Bởi khi luồng sâu, các hãng tàu không phải chờ thủy triều mà vẫn có thể vào làm hàng tại cảng, với cốt luồng thấp, tàu phải chờ đến khi triều cường mới vào được cảng. Thời gian di chuyển trên luồng cũng mất nhiều thời gian, nếu chỉ chậm một chút có thể phải đợi cả ngày ảnh hưởng đến lịch trình chở hàng. Từ đó, kéo theo việc xáo trộn các đơn hàng cũng như tiến độ giao hàng. Đối với tàu đi thuê thì con số thiệt hại sẽ còn cao hơn nữa.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Khối cảng Nam Hải, Nam Hải - Đình Vũ, tại thời điểm năm 2015 - 2016, độ sâu luồng Hải Phòng luôn ổn định, bồi lắng xuất hiện đến đâu lập tức có đơn vị nạo vét đến đó. Tàu lớn hơn 35.000 tấn đầy tải vẫn có thể di chuyển vào tuyến luồng 24/7. Cùng với đó, Cảng cũng luôn chủ động lịch cho các tàu lớn ra vào cảng.
Thời gian gần đây, việc duy tu luồng hàng hải bộc lộ nhiều bất cập, chỉ được thực hiện 1 lần/năm. Cứ vài tháng luồng lại bị sa bồi, tàu lớn thường xuyên phải giảm tải hoặc chuyển đổi cỡ tàu, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của cảng. Với luồng cạn 20cm như hiện tại, các tàu sẽ phải cắt đi khoảng 100 TEUs/chuyến. Bình quân mỗi TEU mất khoảng 50 - 60 USD, tương đương mỗi chuyến tàu, hãng tàu sẽ chịu tổn thất từ 500 - 600 USD. Với giá bốc xếp hiện tại là hơn 30 USD/TEUs, doanh nghiệp cũng mất đi khoảng 3.000 USD/chuyến tàu, chưa kể giá dịch vụ bên trong (đóng, rút container, nâng hạ hàng hóa…).
Tuy nhiên nỗi lo luồng cạn của doanh nghiệp sẽ được giải quyết nhờ cơ chế khoán gọn triển khai từ năm 2020. Cụ thể, theo Nghị định 159/2018 của Chính phủ và Thông tư 35/2019 của Bộ Giao thông vận tải, từ năm 2020, công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải sẽ được áp dụng theo hình thức khoán gọn. Để thực hiện được hình thức này, các doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm được nơi tiếp nhận vật liệu nạo vét lâu dài.
Với hình thức khoán gọn, luồng hàng hải sẽ được nạo vét ngay sau khi xuất hiện bồi lắng, duy trì độ sâu đúng chuẩn tắc thay vì chờ nạo vét 1 năm/lần như thời điểm hiện tại. Hình thức này sẽ được thực hiện tại các tuyến luồng hội tụ các đặc điểm như có nhu cầu hàng hải quan trọng cần phải thường xuyên duy trì chuẩn tắc để đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế; tuyến luồng có vị trí tiếp nhận chất nạo vét đủ điều kiện để sử dụng ổn định lâu dài; tuyến luồng có đủ số liệu tin cậy để đơn vị tư vấn có thể tính toán dự báo sa bồi với độ chính xác cao nhất. Kinh phí thực hiện sẽ được tính toán khi đơn vị tư vấn dự báo được lượng sa bồi. Tuy nhiên, kinh phí khoán gọn mỗi năm sẽ lớn hơn nhiều so với nạo vét duy tu 1 lần/năm vì bao gồm thêm khối lượng sa bồi phải nạo vét tiếp tục từ sau khi kết thúc đợt nạo vét đầu tiên cho đến cuối năm kế hoạch.
Hơn 1.200 tỷ đồng cho việc duy tu, nạo vét
Theo Bộ Giao thông vận tải trong năm 2020, để nạo vét, duy tu cho 15 tuyến hàng hải, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt ngân sách khoảng 1.223 tỷ đồng, theo đó, tại khu vực phía Bắc sẽ có các tuyến luồng hàng hải gồm: Luồng Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nẵng, Cửa Hội - Bến Thủy, Hải Thịnh; Cửa Gianh, Cửa Việt và luồng Thuận An.
Tại khu vực phía Nam, 2 tuyến luồng hàng hải được duy tu, nạo vét từ năm 2020 - 2021 bao gồm luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu. Các tuyến luồng được nạo vét trong năm 2020, gồm: Luồng Vũng Tàu - Thị Vải và luồng Rạch Giá.
Những dự án cải tạo, duy tu các tuyến luồng hàng hải khu vực miền Nam năm 2019 được chuyển tiếp sang năm 2020 bao gồm: Luồng Sài Gòn - Vũng Tàu (kinh phí năm 2020 là hơn 168 tỷ đồng); Luồng Quy Nhơn (kinh phí năm 2020 là 31,2 tỷ đồng); Luồng tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (kinh phí năm 2020 là hơn 93,8 tỷ đồng).
Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng Hòn Gai - Cái Lân với kinh phí hơn 500 tỷ đồng. Theo đề xuất, dự án sẽ xây dựng mới vũng quay tàu trước cảng Cái Lân có đường kính 450m, cao độ đáy nạo vét là -10 m (khối lượng nạo vét khoảng 1,35 triệu m3) nhằm tạo ra vũng nước đảm bảo an toàn cho các tàu tổng hợp đến 50.000 DWT, tàu container khoảng 4.000 TEU quay trở ra, vào khu bến Cái Lân. Cùng đó, dự án sẽ nối dài tuyến luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân (đoạn từ bến số 1 cảng Cái Lân về thượng lưu đến nhà máy đóng tàu Hạ Long) với chiều dài 2,7 km, khối lượng nạo vét khoảng 559.000 m3, phục vụ cho tàu tải trọng 10.000DWT và tàu đóng mới 70.000DWT. Toàn bộ chất nạo vét dự kiến sẽ được đổ ngoài khơi phía Đông Nam quần đảo Long Châu, cự ly vận chuyển khoảng 52-55km. Nếu dự án được thực hiện sẽ giúp các tàu tải trọng 50.000 DWT có thể ra, vào các cảng khu vực Cái Lân an toàn mà không phải giảm tải hoặc chờ thủy triều. |