40% trẻ em cảm thấy không an toàn khi sử dụng Internet
Ngày 11/3,ìmkiếmgiảipháphỗtrợtạomôitrườngInternetantoàntrongtrườnghọtop nha cai uy tin nhat tại Hà Nội, hội thảo: “Môi trường Internet an toàn: Giải pháp trong trường học” đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia – NIC thuộc Bộ KH&ĐT và Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT.
Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia cho hay, trẻ em - những công dân của kỷ nguyên số coi Internet là một phần tất yếu của cuộc sống nhưng cũng là đối tượng dễ tổn thương bởi những tác động tiêu cực khi hoạt động trên môi trường ảo. Vì thế, bảo vệ trẻ em và quản lý việc sử dụng Internet ở trường lớp cũng như gia đình đang là vấn đề lớn được xã hội quan tâm.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa nhấn mạnh, sự phát triển nhanh về công nghệ tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt cho nhóm đối tượng trẻ em - vốn chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.
Việt Nam có khoảng 24,7 triệu trẻ em, chiếm gần 25% dân số, trong đó 2/3 có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Theo thống kê, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% với trẻ từ 14-15 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất là học tập; vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè người thân. Đáng lưu ý, có 49% trẻ em sử dụng Internet để chơi điện tử ít nhất 1 tuần/lần. “Thực tế cho thấy không gian mạng có ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với sự phát triển của trẻ em”, ông Trần Đăng Khoa nhận định.
Ông Trần Đăng Khoa thông tin thêm, nhiều trẻ được cha mẹ trang bị thiết bị di động từ rất sớm. Khảo sát được Google thực hiện năm 2022 cho thấy, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi trong khi độ tuổi trung bình trẻ được trao đổi với an toàn thông tin mạng là 13. Bốn năm trẻ em Việt Nam tham gia tương tác sớm nhưng thiếu sự trao đổi về an toàn mạng là một thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ gia tăng.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) đưa ra nhiều con số đáng suy ngẫm. Theo một khảo sát của MSD về trải nghiệm của trẻ em Việt Nam trên môi trường mạng, 40% cảm thấy không an toàn khi sử dụng Internet và có tới hơn 70% trẻ từng có trải nghiệm không mong muốn khi sử dụng Internet. Những trải nghiệm không mong muốn rất đa dạng như: bị lộ thông tin cá nhân, nhắn tin hoặc chat quấy rối, bị kết bạn xấu, bắt nạt trên mạng…
Tạo dựng môi trường Internet an toàn trong trường học
Chia sẻ quan điểm về sử dụng Internet trong trường học, ông Trần Đăng Khoa cho rằng, đây là xu thế tất yếu, các trường buộc phải triển khai. Vấn đề là làm thế nào để tạo dựng môi trường Internet an toàn trong nhà trường, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tham gia không gian mạng.
Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6/2021 không chỉ tập trung bảo vệ trẻ trên môi trường mạng mà còn mong muốn thúc đẩy phát triển các sản phẩm, ứng dụng giúp các em truy cập, khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến một cách chủ động, hiệu quả và an toàn.
“Không gian mạng là không gian của công nghệ số. Cần công nghệ số để tham gia. Do đó, cũng cần công nghệ số để phát triển, để được bảo vệ an toàn. Ngoài chính sách và các chương trình thực thi của Nhà nước, rất cần những sản phẩm công nghệ số được tạo ra, được ứng dụng để chương trình này được triển khai thành công”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Nhấn mạnh sự cần thiết của các giải pháp công nghệ hỗ trợ bảo vệ trẻ em, bà Đinh Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định, Cục An toàn thông tin điểm ra 3 loại công nghệ chủ yếu: công nghệ bảo vệ trên các hệ điều hành, trình duyệt, ứng dụng; các thiết bị, ứng dụng bảo vệ trẻ em trên thiết bị đầu cuối; các ứng dụng hỗ trợ phản ánh, kiểm tra.
Ông Ngô Tuấn Anh, CEO Công ty An ninh mạng thông minh SCS cho biết: “Khi các trường phải trang bị phòng máy kết nối Internet theo quy định, thách thức lớn là tìm kiếm và trang bị những công cụ hỗ trợ theo dõi, quản lý việc sử dụng của học sinh. Thị trường hiện có những giải pháp công nghệ có thể giúp các trường quản lý học sinh trên Internet đơn giản và thuận tiện”.
Chia sẻ cách làm của đơn vị mình, bà Lê Tuệ Minh, Chủ tịch hội đồng trường - Hệ thống trường phổ thông liên cấp Edison cho hay, công thức để có một môi trường không gian mạng an toàn, bảo mật hiệu quả gồm: sự quản lý chặt chẽ của đội ngũ quản trị viên, tường lửa và phần mềm kiểm soát nội dung.
Bên cạnh đó, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng an toàn cho học sinh khi sử dụng Internet, nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả như: đưa nội dung an toàn mạng vào môn học CNTT, môn kỹ năng sống, ban hành bộ quy định về việc sử dụng mạng xã hội dành cho học sinh, tổ chức các hội thảo về an toàn mạng có sự đồng hành cùng các chuyên gia và phụ huynh…
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Phương Linh khẳng định: “Các em phải được giáo dục, trang bị các kiến thức để trở thành các công dân số chuẩn. Thầy cô và cha mẹ cần là người đồng hành, hướng dẫn và hỗ trợ giúp trẻ làm chủ công nghệ”.