Hoạt động ứng dụng CNTT được ngành Hải quan triển khai rộng khắp trong các hoạt động chuyên môn,ànhHảiquanđượctraogiảithưởngCơquannhànướcchuyểnđổisốxuấtsắsoi kèo psg vs nghiệp vụ. Ảnh: T.Bình |
Ứng dụng CNTT để giảm thời gian thông quan
Sự vinh danh của VDCA tiếp tục là một sự ghi nhận đối với những bước tiến mạnh mẽ của ngành Hải quan trong ứng dụng CNTT nhằm cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hải quan.
Chia sẻ thêm với phóng viên, đại diện Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) đã điểm lại những kết quả nổi bật về ứng dụng CNTT và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Đặc biệt, 5 năm trở lại đây, trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng CNTT của Chính phủ, việc ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan đã có bước tiến nhảy vọt. Kết quả ứng dụng CNTT trong thời gian vừa qua là động lực để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu cải cách hiện đại hóa hải quan và tạo thuận lợi thương mại, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh, năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm 3 giờ (từ 58 xuống 55 giờ); đối với hàng nhập khẩu giảm 6 giờ (từ 62 xuống 56 giờ); chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD. Ước tính với trên 11 triệu tờ khai của năm 2017, doanh nghiệp tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan; tiết kiệm trên 16 triệu giờ lưu kho đối với hàng xuất khẩu (với 5,36 triệu tờ khai xuất khẩu) và trên 34 triệu giờ lưu kho bãi đối với hàng nhập khẩu (với 5,72 triệu tờ khai nhập khẩu).
Theo Tổng cục Hải quan, kết quả trên phản ánh nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan thuộc Chính phủ trong lĩnh vực giao lưu hàng hóa qua biên giới. Cũng theo báo cáo về môi trường kinh doanh của WB, trong vòng 2 năm 2016, 2017, Việt Nam luôn giữ vững vị trí trong 4 quốc gia có chỉ số giao lưu hàng hóa qua biên giới đứng đầu trong khu vực ASEAN.
Theo Cục CNTT và Thống kê hải quan, thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng và triển khai đề án tổng thể nhằm mục đích kết nối các cơ quan thuộc Chính phủ và các bên trong chuỗi cung ứng (bao gồm: các ngân hàng thương mại, bảo hiểm, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics,...) liên quan đến các hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới trên nền NSW, ASW. Giải pháp ứng dụng CNTT này sẽ tiếp tục thúc đẩy tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. |
Tự động hóa thủ tục hải quan
Dấu ấn nổi bật không thể không nhắc đến trong ứng dụng CNTT của ngành Hải quan được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao là thực hiện thủ tục hải quan hoàn toàn tự động.
Hiện, thủ tục hải quan hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS ở mức độ rất cao. Hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc. Thông qua triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan. Đáng chú ý thời gian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng Xanh chỉ từ 1-3 giây.
Bên cạnh đó, từ năm 2017, Hải quan Việt Nam đã triển khai Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (VASSCM) thông qua kết nối, trao đổi thông tin với doanh nghiệp kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan. Với VASSCM, hồ sơ, thủ tục để đưa hàng ra khỏi kho bãi cảng đơn giản hơn; giảm tiếp xúc giữa hải quan và doanh nghiệp; giảm thời gian đi lại làm thủ tục của doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắc phục được tình trạng ùn tắc tại cổng cảng/kho bãi; tạo ra sự thuận lợi, minh bạch trong quản lý điều hành công việc của doanh nghiệp. Hiện VASSCM được triển khai hầu hết các đơn vị Hải quan trong cả nước, đặc biệt là những đơn vị có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh lớn.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng đẩy mạnh ứng dụng CNTT để cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử. Trong lĩnh vực này, Tổng cục Hải quan có rất nhiều nỗ lực và quyết tâm triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đến nay, đã cung cấp 171/181 (chiếm 91,4%) dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Thanh toán điện tử (E-payment) cũng là một ứng dụng CNTT nổi bật của ngành Hải quan. Từ năm 2012, cơ quan Hải quan đã kết nối với các hệ thống CNTT của các ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước để thực hiện E-payment, số thuế thu được từ phương thức điện tử chiếm hơn 90% số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan. Gần đây, cơ quan Hải quan tiếp tục tiến thêm một bước thông qua triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7. Theo đó, doanh nghiệp có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan.
Bên cạnh ứng dụng CNTT nội ngành, với vai trò là Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về ASW, NSW và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh triển khai các thủ tục hành chính thông qua NSW.
Cập nhật đến cuối tháng 8, đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối với 174 thủ tục hành chính. Tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trên 2,3 triệu bộ hồ sơ và trên 31.100 doanh nghiệp tham gia.
Từ ngày 1/1/2018, cơ quan Hải quan đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông kết nối ASW. Đến nay, Việt Nam đã triển khai trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D bản điện tử (e-C/O form D) với 5 nước là: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Brunei. Đồng thời, tham gia trao đổi thử nghiệm C/O form D với 2 nước: Campuchia, Phillipines...
Triển khai NSW, ASW đã giúp giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, làm thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Trong năm 2018, việc trao đổi chính thức thông tin e-C/O đã tiết kiệm 7,89 triệu USD. Trong đó tiết kiệm 2,95 triệu USD đối với hàng nhập khẩu và 4,94 triệu USD đối với hàng xuất khẩu.