Theậnđượccuộcgọicoacutedấuhiệulừađảongườidacircncầnhandinhbongda chuyên giao thống kê của Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, thời gian qua tình trạng cuộc gọi rác trên mạng viễn thông diễn ra phức tạp, có chiều hướng tăng lên, đặc biệt xuất hiện nhiều cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2022, Tổng đài phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tin nhắn (Tổng đài 5656) của Bộ TT&TT đã tiếp nhận 202.949 lượt phản ánh. Trong đó, có 25.476 lượt phản ánh tin nhắn rác, giảm 10,6 % so với cùng kỳ năm 2021; 177.473 số lượt phản ánh cuộc gọi rác tăng 34.2%, trong đó, số lượt phản ánh về cuộc gọi đòi nợ, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo chiếm 12.5%.
Ảnh minh hoạ: Khi nhận được cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân hãy gọi đến đầu số 156 để phản ánh và xin tư vấn
Một thủ đoạn mới xuất hiện trong thời gian gần đây được nhiều người dùng phản ánh là việc đối tượng mạo danh Bộ TT&TT để thông báo sẽ khoá thuê bao sau 2 tiếng nhận được thông báo. Theo các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, trường hợp người dùng gọi lại số “tổng đài” mạo danh mà các đối tượng đưa ra và cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân mà đầu dây bên kia đưa ra để được hỗ trợ kỹ thuật tức là đã bị “sập bẫy”.
Khi đã nắm được thông tin cá nhân của người dùng, ngay lập tức các đối tượng hướng dẫn làm bước tiếp theo như thực hiện các cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi. Sau khi chiếm quyền nhận cuộc gọi, đối tượng lừa đảo sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội của người dùng và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn tính năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP. Từ đó, đối tượng xấu dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tiền trong tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử.
Ngoài ra, hiện có nhiều hình thức mạo danh từ các thuê bao mà người dân nhận được vào nhiều thời điểm bất kỳ trong ngày. Đa số các cuộc gọi đến đều có xưng danh là cán bộ hay nhân viên ở một cơ quan chức năng, doanh nghiệp, bưu cục chuyển phát hay một hãng sản phẩm nào đó, cuộc gọi từ nước ngoài. Khi gọi đến, sau khi xưng danh, chủ thuê bao nói rất nhanh lý do.
Đó có thể là sự quy chụp cho người nghe việc đã bị vi phạm pháp luật do vướng vào một vụ buôn lậu, ma túy, vi phạm luật giao thông… cần thông tin cá nhân và yêu cầu nộp tiền vào tài khoản để giải quyết. Nhiều người dân khi nhận được những tin đó rất bất ngờ, tỏ ra sợ hãi, thậm chí sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của mình nên nhẹ dạ, cả tin chuyển tiền mà không tìm hiểu nguyên nhân, hệ quả là mất trắng một số tiền lớn.
Nguy hiểm và tinh vi hơn, nhiều cuộc gọi từ messenger lấy hình đại diện của người thân, giả mạo gọi về từ nước ngoài, đề nghị người nhà gửi tiền sang gấp để giải quyết công việc. Nhiều phụ huynh cao tuổi, nhìn thấy hình đại diện của con, do quá lo lắng nên đã chuyển tiền theo hướng dẫn của các đối tượng đến mất trắng hàng chục, trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết: Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc phản ánh, bên cạnh đầu số 5656, Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp viễn thông đã thống nhất triển khai, mở rộng việc tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo thông qua hình thức cuộc gọi tới đầu số 156. Đây là đầu số được sử dụng thống nhất trên toàn quốc và triển khai với tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, di động.
“Khi nhận cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dùng có thể gọi tới đầu số 156 để cung cấp thông tin về số điện thoại vừa gọi đến, trích dẫn một số nội dung liên quan, theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng. Ngoài việc gọi tới đầu số 156, người dân cũng có thể gửi tin nhắn phản ánh cuộc gọi lừa đảo thông qua đầu số 156: Nếu cuộc gọi rác, cú pháp nhắn tin là V (số điện thoại) (nội dung cuộc gọi) gửi 156 hoặc 5656; nếu cuộc gọi lừa đảo, nhắn tin theo cú pháp LD (số điện thoại) (nội dung cuộc gọi) gửi 156 hoặc 5656. Trên cơ sở đó, nhà mạng sẽ có biện pháp sàng lọc, xác minh, phản hồi khách hàng; đồng thời tổng hợp, thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ TT&TT để có biện pháp xử lý” - ông Nguyễn Hồng Thắng hướng dẫn.
Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ làm việc với Bộ Công an xây dựng quy trình xử lý đối với cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo. Đồng thời sẽ từng bước tiến tới thống nhất chỉ còn 1 đầu mối tiếp nhận cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo là đầu số 156 để tạo sự thống nhất, thuận lợi hơn cho người dân.