Ông Nguyễn Văn Thùng, nkhánh hoà vs nam định quê tỉnh Tiền Giang, lên lập nghiệp tại ấp 7, xã Lộc Hưng năm 2012. Ban đầu, gia đình ông dồn hết vốn liếng đầu tư mua 1 ha đất trồng cây điều để phát triển kinh tế. Nhận thấy cây điều không đem lại năng suất cao trên vùng đất sỏi, ông tìm hướng đi mới. Sau khi nghiên cứu kỹ, ông Thùng đầu tư trồng cây quýt đường. Có kinh nghiệm trong cải tạo đất, ông áp dụng trồng, chăm sóc cây quýt theo hướng hữu cơ sinh học. Ông cho biết: Đất ở đây rất xấu, tôi phải cải tạo lại đất và trồng cây quýt đường đến nay đã được 5 năm. Với vùng đất sỏi này, muốn cây quýt phát triển bền vững thì phải sử dụng phân hữu cơ kèm phân bón sinh học. Mỗi tháng bón phân 1 lần và canh theo trái, trái nhỏ cần giảm kali, tăng DAP cho cây phát triển bền vững. Nếu chăm chỉ tỉa cành, quýt sẽ cho tán rộng, khi đó trái sẽ sai trĩu cành. Những trái sâu, rụng, không đẹp, ông Thùng mang đi tiêu hủy nhằm tránh sâu, bệnh lây lan sang các trái khác.
Ông Lê Đình Tâm chăm vườn quýt theo hướng hữu cơ sinh học
Nhờ thực hiện đúng quy trình chăm sóc, vườn quýt đường của gia đình ông Thùng phát triển tốt, cho năng suất cao. Năm đầu tiên hộ ông thu hoạch 40 tấn/ha. Năm thứ hai, thứ ba cây cho trái đạt 50-60 tấn/ha. Thấy cây quýt phát triển tốt, gia đình ông dần mở rộng diện tích lên 4 ha. Sau 3 năm thu hoạch, vườn quýt của gia đình ông cho thu trên 100 tấn quýt đường/năm.
Gia đình ông Lê Đình Tâm ở ấp 2 cũng thành công từ trồng, chăm sóc cây quýt đường theo hướng hữu cơ sinh học. Ông Tâm chia sẻ: Để cây quýt đường phát triển tốt, trước hết là khâu chọn giống, sạch bệnh, chuẩn; thứ hai là đủ nước tưới cho cây vào mùa khô. Mùa mưa phải làm rãnh thoát nước để tránh ngập úng. Trong quá trình chăm sóc cây, nếu dùng chất hóa học nhiều quá cây sẽ bị ngộ độc, vì vậy sử dụng phân hữu cơ, phải làm sao trong đất ổn định độ pH để cây hấp thụ dinh dưỡng tốt. Chăm sóc theo đúng quy trình, với 3 ha, năm đầu gia đình tôi thu hoạch 50 tấn/ha, năm thứ hai 50-60 tấn, năm nay khoảng 50 tấn/ha.
Với giá bán dao động từ 18-25 ngàn đồng/kg, gia đình ông Tâm và ông Thùng thu về gần 2 tỷ đồng/năm. Bình quân cứ 3 tháng quýt ra hoa một lần. Tuy nhiên, ông Tâm và ông Thùng thường canh lúc nghịch mùa để quýt ra hoa nhiều và thu hoạch cao. Khoảng dịp tết hoặc tháng 3-4 hằng năm là thời điểm quýt bán được giá nhất.
Nhận xét về phát triển kinh tế từ trồng quýt đường, ông Đinh Thái Linh, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Hưng cho biết: Vườn quýt của gia đình ông Lê Đình Tâm và ông Nguyễn Văn Thùng có chất lượng tốt trên địa bàn xã. 2 nông hộ này đã ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào vườn cây của gia đình, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và có tính bền vững. Hội Nông dân xã đang nhân rộng cách làm này cho nông dân trong xã học tập, ứng dụng vào thực tế.
Hoàng Mỹ - Văn Hùng