Cùng với thành tựu trong phát triển công nghiệp,ângtầmpháttriểnthươngmạkèo mc vs huyện Bắc Tân Uyên đã và đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ tương ứng với phát triển công nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Công nghiệp phát triển là cú hích để thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Trong ảnh: Khu công nghiệp KBS
Thương mại - dịch vụ phá triển mạnh
Thời gian qua, kinh tế huyện Bắc Tân Uyên phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng phát triển công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp. Sự phát triển công nghiệp đã đem đến cho huyện nhà bộ mặt khang trang và cũng là tiền đề quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ xứng tầm. Trong 3 tháng đầu năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện được 994 tỷ đồng, tăng 9,35% so với cùng kỳ, đạt 23,47% so với nghị quyết HĐND. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực hiện được 535 tỷ đồng, tăng 3,74% so với cùng kỳ, đạt 22,07% so với nghị quyết HĐND. Cùng với đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 687 tỷ đồng, tăng 9,74% so với cùng kỳ và đạt 23,75% so với nghị quyết HĐND.
Theo đánh giá của UBND huyện, so với trước đây, lĩnh vực thương mại - dịch vụ của huyện Bắc Tân Uyên đang phát triển mạnh. Tình hình kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn ngày càng ổn định. Các chợ trên địa bàn huyện lượng hàng hóa tương đối phong phú, đa dạng về mẫu mã và chủng loại sản phẩm, chất lượng bảo đảm, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh ở thị trấn Tân Thành không giấu được niềm vui, phấn khởi nói: “Nhờ Nhà nước mở rộng đường sá, thu hút công nghiệp nên nhiều người kéo về Bắc Tân Uyên làm ăn, dịch vụ buôn bán phát triển rất nhanh… Ngày xưa muốn mua hàng hóa phải đi xa thì đến nay mặt hàng nào cũng có thể mua tại thị trấn này. Gia đình tôi có điều kiện kinh doanh lĩnh vực nhà trọ cho công nhân…”.
Đi đôi với phát triển, ngành chức năng huyện tăng cường công tác kiểm tra trên lĩnh vực kinh doanh thương mại - dịch vụ. Trong đó, UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thương mại - dịch vụ, vận chuyển, buôn bán hàng hóa, an toàn thực phẩm, thẩm định kỹ đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn huyện.
Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Tân Uyên, cho biết chiến lược thu hút đầu tư đã được tỉnh và huyện nhanh chóng hoàn thiện, cùng với các chính sách ưu đãi, trải thảm đón nhà đầu tư đã nhanh chóng đưa công nghiệp của địa phương phát triển mạnh. Cùng với chính sách thu hút phát triển công nghiệp, hạ tầng, đô thị tại Bắc Tân Uyên cũng ngày càng hoàn thiện để đẩy mạnh thu hút thương mại - dịch vụ, tạo động lực cho sự phát triển của huyện nhà đồng bộ, hiện đại.
Theo ông Ngô Trọng Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển công nghiệp KBS - chủ đầu tư Khu công nghiệp (KCN) KBS, thực tiễn cho thấy nơi nào phát triển nhanh công nghiệp, thu hút nhiều lao động đến làm việc thì nhu cầu phục vụ ăn ở, mua sắm, vui chơi giải trí ở đó sẽ phát triển. KSB là nhà đầu tư tiên phong vào Bắc Tân Uyên bằng dự án KCN KBS. KCN được quy hoạch đồng bộ, đầu tư các công trình hạ tầng hoàn chỉnh nhằm góp sức phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh tại khu vực Bắc Tân Uyên, đồng thời góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị, đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ khu vực này. Hiện nay, KCN KBS đã thu hút được 64 dự án, đạt tỷ lệ lấp đầy 99% (tổng diện tích 131,29 ha). Hiện đơn vị đang đầu tư mở rộng dự án giai đoạn 2 cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại - dịch vụ để phục vụ nhu cầu ăn ở, mua sắm, vui chơi giải trí của người lao động làm việc trong KCN.
Phát huy lợi thế hạ tầng
Bắc Tân Uyên giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Bình Dương gắn với hành lang kinh tế từ Tây nguyên xuống TP.Hồ Chí Minh. Chính vì thế, khu vực này đã và đang được tỉnh đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị và phát triển hệ thống tiện ích. Cụ thể, về kết nối hạ tầng giao thông, từ Bắc Tân Uyên dễ dàng di chuyển tới trung tâm Thành phố mới Bình Dương thông qua tuyến ĐT746, đồng thời kết nối các KCN lân cận như Nam Tân Uyên, VSIP II… thông qua hệ thống hạ tầng đồng bộ, điều kiện rất thuận lợi để thu hút đầu tư, trong đó có lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
Bà Trần Thị Minh Hạnh cho biết theo quy hoạch, sau năm 2020 tổng diện tích các KCN, đô thị trên địa bàn huyện khoảng 2.208 ha với 5 KCN và 1 cụm công nghiệp. Để đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, huyện chủ trương thu hút các nhà đầu tư lĩnh vực thương mại - dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển. Trong thời gian tới, các tuyến đường giao thông Thủ Biên - Đất Cuốc, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Đất Cuốc - Bàu Bàng - Cổng Xanh... sau khi hoàn thành sẽ bảo đảm giao thương thuận lợi cho các đô thị của huyện, đồng thời tạo tiền đề tốt để thu hút các nhà đầu tư vào Bắc Tân Uyên.
Trong những năm tới, huyện tiếp tục phát triển các trung tâm bán lẻ, khu mua sắm theo hướng văn minh, hiện đại; tiếp tục nâng cấp, chỉnh trang chợ truyền thống. Trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư vào loại hình dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, nông nghiệp, các dịch vụ du lịch, tài chính - ngân hàng, vận tải. Địa phương cũng khuyến khích xã hội hóa đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Trước mắt, để giữ vững sự ổn định đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, huyện chỉ đạo các ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả, kém chất lượng, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh và các hành vi đầu cơ tích trữ hàng hóa thiết yếu. Đồng thời phối hợp tốt với các ngành thực hiện các chương trình bình ổn giá, đưa hàng Việt về nông thôn.