Nhiều nông sản đang mùa thu hoạch…
Là vựa nông sản lớn nhất nước - hiện nhiều loại trái cây,ănggiảipháptìmđầurachonôngsảnĐồngbằngsôngCửtỷ số trận sociedad khoai lang, lúa gạo của vùng ĐBSCL đang đến kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, dưới tác động căng thẳng của dịch bệnh, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông trong 3 tuần trở lại đây đã khiến việc thu mua nông sản đang chậm lại.
Thu hoạch thanh long tại một HTX ở Long An |
Đơn cử ở Vĩnh Long, nếu như mọi năm người trồng khoai lang trúng mùa. Khoai lang xuất khẩu mạnh hút hàng, chưa thu hoạch đã có thương lái đến hỏi mua, đặt cọc thì năm nay ngược lại, kéo giá bán chỉ còn khoảng 1.000- 1.500/kg. Tại các tỉnh như Hậu Giang, Tiền Giang... mùa xoài năm nay giá bán rớt thê thảm. Xoài giống Đài Loan xuất khẩu không được nên không tiêu thụ kịp. Trước đây xoài này bán 15.000- 20.000 đồng/kg nay bán tại vườn chỉ 2.000- 3.000 đồng/kg.
Theo ông Đặng Văn Tuấn - quyền Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, do ảnh hưởng của đợt dịch lần 4 nên các chợ truyền thống chủ yếu bán các mặt hàng thiết yếu, các chợ trái cây của tỉnh hoạt động giảm hơn 50% số vựa. Đặc biệt do các chợ đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh (chợ Hóc Môn, chợ Bình Điền…) tạm dừng hoạt động, khó khăn trong khâu vận chuyển... đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ nông sản của tỉnh.
Tại các nhà vườn Phong Điền, TP. Cần Thơ, thương hiệu dâu Hạ Châu cũng đang đối mặt khó khăn. Những năm trước, dâu Hạ Châu bán đến 25.000- 30.000 đồng/kg nhưng mùa dâu này bán chỉ được khoảng 15.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Sóc Trăng năm nay mặt hàng hành tím cũng trong tình trạng cần hỗ trợ tiêu thụ. Vụ hành tím Vĩnh Châu đầu mùa, trước Tết Nguyên đán 2021, giá bán tại chợ Sóc Trăng với giá cao ngất ngưởng 65.000-70.000 đồng/kg nhưng nay giá giảm dần giá chỉ còn 10.000- 15.000 đồng/kg nhưng ít thương lái đến mua.
Cấp bách tìm giải pháp tiêu thụ
Theo ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ, thực hiện Chỉ thị số 8 của Bộ Công Thương và chỉ đạo của TP. Cần Thơ về hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các địa phương có sản lượng lớn, sản xuất tập trung trong bối cảnh dịch Covid-19, một số hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã tung các chương trình hỗ trợ nông sản, bán hàng không lợi nhuận, nhằm giúp nông dân thu hồi vốn. Ngoài ra, hệ thống phân phối đã kích cầu tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử Tiki, đồng thời bán hàng trực tuyến thông qua các ứng dụng Zalo, Facebook.
Tại Tiền Giang, Sở Công Thương tỉnh này cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi tình hình thu mua và kinh doanh của các hợp tác xã, cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh; tăng cường các hoạt động kết nối, hỗ trợ tiêu thụ qua các kênh phân phối như Big C, MM Mega, Bách Hóa Xanh; đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp đưa các mặt hàng nông sản (trái cây) lên Gian hàng Việt, các Sàn thương mại điện tử như: Sendo, Shopee, Tiki, Voso, Postmart…
Ở Đồng Tháp, ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh - cho biết, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đầu tháng 7/2021 Sở đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng số.
Theo đó, Sở Công Thương đã phối hợp cùng Haravan triển khai 2 hoạt động chính gồm: Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo thiết thực và miễn phí hàng tháng/ quý, giúp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử; Chương trình trợ giá đặc biệt đến 50% từ Sở Công Thương Đồng Tháp và Haravan cho các giải pháp công nghệ bán hàng đa kênh omnichannel, nền tảng tăng trưởng online với website tích hợp toàn diện nhà vận chuyển cùng các đơn vị cổng thanh toán phổ biến…
Cùng với giải pháp trên, tỉnh Đồng Tháp mới đây đã lên 3 kịch bản để chỉ đạo nhiều ngành chức năng có liên quan hỗ trợ, giúp người dân, hợp tác xã từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ lúa gạo khi vụ thu hoạch. Ngoài lúa gạo, các loại trái cây (xoài, nhãn, cam, quýt, chanh, thanh long, mít, ớt, hoa kiểng, ổi) và thủy sản cũng được tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ tương tự. Kinh phí thực hiện 3 kịch bản trên sử dụng nguồn kinh phí bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bên cạnh đó, ngành Công Thương các tỉnh thành trong vùng khẳng định sẽ thường xuyên liên hệ và nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang để thông tin, thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản về các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến nhằm thúc đẩy tiêu thụ các loại nông sản, trái cây có lợi thế xuất khẩu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU, Trung Đông, Nga, New Zealand.