【dự đoán malaysia】Lãi suất thực cao: Rủi ro cho nền kinh tế
Giảm lãi suất thêm 1% và kích thích lạm phát tăng thêm 1% là giải pháp quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 6,ãisuấtthựccaoRủirochonềnkinhtếdự đoán malaysia5% cho giai đoạn 2016 – 2020. Đây là điều được TS Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế tài chính, Học viện Tài chính nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN mới đây.
PV: Trong một nghiên cứu mới đây, ông cho rằng lạm phát thấp, lãi suất cao là rủi ro với nền kinh tế hiện nay. Vì sao lại như vậy, thưa ông?
TS. Nguyễn Đức Độ:Kể từ năm 2012 đến nay, cả lạm phát và lãi suất của chúng ta đều trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, tốc độ giảm của lãi suất đã diễn ra chậm hơn so với tốc độ giảm của lạm phát. Theo các số liệu thống kê, mặt bằng lãi suất danh nghĩa tại Việt Nam hiện nay chỉ vào khoảng 40% so với năm 2011. Nhưng nếu sử dụng lạm phát cơ bản hay lạm phát GDP làm thước đo, không chịu tác động của các biện pháp điều chỉnh giá y tế và giáo dục, mặt bằng lạm phát hiện nay chỉ khoảng 10% so với năm 2011.
Điều này đã khiến lãi suất thực tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng kể từ năm 2012. Khi mà cả doanh nghiệp (DN) và Chính phủ đều đang nợ tương đối lớn thì lãi suất thực cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Chính phủ cũng như DN. Thêm vào đó, khi lãi suất cao, các dự án khả thi ít hơn khiến cho hoạt động đầu tư chậm lại, tăng trưởng kinh tế vì thế cũng bị kéo giảm. Đây là hai tác động tiêu cực lớn nhất khi lãi suất thực cao.
|
PV: Tại sao lãi suất lại giảm chậm so với lạm phát như vậy, thưa ông?
TS. Nguyễn Đức Độ:Có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là các vấn đề liên quan đến tỷ giá, thâm hụt ngân sách và đặc biệt là nợ xấu ở mức cao. Chẳng hạn, khi VNĐ có mức độ mất giá nhất định, thì tỷ lệ người dân gửi USD sẽ nhiều hơn. Nguyên nhân thứ hai là bản thân Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng rất thận trọng trong việc hạ lãi suất, tăng cung tiền.
PV: NHNN thận trọng với việc hạ lãi suất hẳn phải có những lý do. Theo ông, đâu là thách thức khi NHNN hạ lãi suất?
TS. Nguyễn Đức Độ:Đối với mục tiêu giảm lãi suất, mặc dù việc đồng USD giảm giá tới 8% trên thị trường thế giới trong 6 tháng đầu năm 2017 là điều kiện thuận lợi để NHNN giảm lãi suất mà không quá lo làn sóng đầu cơ vào USD gia tăng, nhưng thách thức trước tiên là mức chênh lệch lãi suất cho vay - huy động (NIM) của hệ thống ngân hàng đang ở mức thấp. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, mức lãi suất cho vay trung bình tại Việt Nam trong năm 2016 là 7%, còn mức lãi suất huy động trung bình là 5%, tức là NIM chỉ ở mức 2%. Bởi vậy, lãi suất cho vay sẽ chỉ có thể giảm nếu lãi suất huy động giảm, còn lãi suất huy động chỉ có thể giảm nếu NHNN sẵn sàng bơm đủ tiền vào nền kinh tế.
Nhưng kể cả khi NHNN sẵn sàng bơm tiền vào nền kinh tế, nợ xấu vẫn là vật cản lớn đối với xu hướng giảm lãi suất. Các ngân hàng thương mại yếu kém có nhiều nợ xấu không thể chỉ dựa vào tiền của NHNN cho vay trên thị trường mà vẫn phải tăng huy động vốn trên thị trường 1 và tạo áp lực lên lãi suất.
Về xu hướng lạm phát, lạm phát GDP cũng như lạm phát cơ bản vẫn đang trong xu hướng giảm và chưa có tín hiệu tăng mạnh trở lại trong tương lai gần. Nguyên nhân quan trọng là do nợ xấu và nợ công ở mức cao đang cản trở chi tiêu của cả khu vực công lẫn khu vực tư nhân.
Nếu lạm phát tiếp tục giảm thì cho dù lãi suất danh nghĩa giảm theo, nhưng lãi suất thực có thể sẽ vẫn bị neo ở mức cao và cản trở tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Rủi ro lạm phát tiến tới mức 0% là không thể bỏ qua. Khi đó, NHNN cần phải sẵn sàng giảm lãi suất cho vay xuống mức 4% và lãi suất huy động còn 1 – 2% để đảm bảo lãi suất thực ở mức hợp lý và đẩy lạm phát lên. Nếu NHNN không sẵn sàng cho điều này thì việc ngăn ngừa giảm phát cần được quan tâm từ bây giờ, tức là lãi suất cần đi trước lạm phát chứ không nên đợi lạm phát thấp rồi mới hạ lãi suất.
PV: Theo ông, việc giảm lãi suất và kích thích lạm phát ở mức hợp lý sẽ có tác động thế nào đối với tăng trưởng kinh tế?
TS. Nguyễn Đức Độ: Theo một số tính toán, với giả định nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng khoảng 2,5%/năm trong thời gian tới, đồng thời lãi suất cho vay VND vẫn giữ ở mức 7% như hiện nay, GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 nhiều khả năng sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 6,2%/năm. Tuy nhiên, nếu lãi suất cho vay giảm xuống còn 6% thì tăng trưởng kinh tế có khả năng đạt mức 6,5%; thậm chí có thể cao hơn 6,5% nếu lạm phát tăng lên mức 2% trong những năm tới, bởi lạm phát cao hơn sẽ khiến mức lãi suất thực thấp hơn và kích thích tăng trưởng mạnh hơn, mặc dù lạm phát quá cao cũng sẽ không tốt cho nền kinh tế.
Như vậy, đối với Việt Nam, một mức lãi suất cho vay trung bình 6% cùng với lạm phát cơ bản hay lạm phát GDP ở mức 2% sẽ hợp lý hơn so với khi lãi suất cho vay là 7% và lạm phát là 1% như hiện nay. Bởi vậy, giảm lãi suất thêm 1% và kích thích lạm phát tăng thêm 1% là giải pháp quan trọng trong thời gian tới để đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 6,5% cho giai đoạn 2016 - 2020.
PV: Xin cảm ơn ông!
H.Y