【dd bong da】Áp lực phá giá tiền đồng và tâm lý lo ngại vẫn chưa chấm dứt

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên sau một thời gian dài duy trì lãi suất chỉ mang tính tượng trưng ở mức gần 0%. Tại kỳ họp vừa qua của FED,Áplựcphágiátiềnđồngvàtâmlýlongạivẫnchưachấmdứdd bong da Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) cũng đưa ra dự báo ám chỉ ít nhất 4 lần tăng lãi suất trong năm 2016.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, với lộ trình này và phản ứng của thị trường tài chính sau thông báo của FED, kỳ vọng tiếp theo của thị trường là: FED sẽ tăng lãi suất một cách từ từ và thận trọng; lần tăng lãi suất tiếp theo nhiều khả năng được thực hiện từ giữa cho đến cuối quý II/2016.

Trả lời trên báo giới, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã cho rằng, diễn biến tỷ giá tăng trong mấy ngày vừa qua chủ yếu là do yếu tố tâm lý và diễn biến giảm giá của đồng Nhân dân tệ. Vị lãnh đạo của NHNN cũng nhấn mạnh, việc FED tăng lãi suất theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cũng như của NHNN có tác động không đáng kể đối với thị trường trong nước.

Tuy nhiên, VDSC nhận định, tiền đồng sẽ chịu áp lực mất giá khi đồng USD ngày càng mạnh lên. Theo Công ty này, chênh lệch giữa giá USD trên thị trường tự do và ngân hàng phản ánh tình trạng căng thẳng về tỷ giá đang ở cao độ trong thời điểm gần cuối năm. Cùng với đó, sau tuyên bố của FED, NHNN đã đưa ra thông điệp khẳng định chưa điều chỉnh tỷ giá và cho rằng lần điều chỉnh tỷ giá vào tháng 8 đã lường trước ảnh hưởng của việc tăng lãi suất của FED đối với thị trường Việt Nam. Rõ ràng, NHNN đã lường trước sự kiện này nhưng vẫn không thể kiểm soát được hoàn toàn mức độ kỳ vọng về khả năng phá giá của tiền đồng.

Cũng theo VDSC, đồng nhân dân tệ liên tục mất giá trong những ngày qua, thì cùng với quyết định của FED, áp lực phá giá tiền đồng về tâm lý đang cao hơn bao giờ hết và tin rằng điều này sẽ sớm diễn ra trong đầu năm 2016.

Trong một báo cáo mới phát hành gần đây của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng cho hay, câu chuyện về tỷ giá sẽ tiếp tục kéo dài và sẽ định hướng hoạt động đầu tư trong thời gian tới. Mặc dù thời điểm và biên độ điều chỉnh tỷ giá của NHNN là yếu tố không dễ dự báo, nhưng chắc chắn việc xu hướng này khó có thể thay đổi.

Còn Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) đánh giá cao và kỳ vọng vào quyết tâm cũng như nỗ lực bình ổn tỷ giá của NHNN. Trong trường hợp không xảy ra diễn biến vượt dự đoán, tỷ giá có thể sẽ không phải điều chỉnh thêm đến hết năm.

Tuy nhiên, “với đặc thù là một nền kinh tế nhỏ với độ mở lớn trong khi dự trữ ngoại hối không còn dồi dào như giai đoạn nửa đầu năm, chúng tôi cũng không loại trừ khả năng NHNN sẽ phải đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời và linh hoạt nếu có những biến cố bất ngờ xảy ra, đặc biệt là với kịch bản đồng nhân dân tệ tiếp tục lao dốc sâu thêm”, VCBS dự đoán.

Không ngoài luồng nhận định, VDSC cũng cho rằng: “Trong ngắn hạn, nếu NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng ít hơn kỳ vọng của nhà đầu tư (khoảng 3-5%) cho cả năm 2016, chúng tôi cho rằng áp lực phá giá tiền đồng vẫn cao và tâm lý lo ngại sẽ chưa chấm dứt. Ngược lại, nếu NHNN đưa ra mức phá giá mạnh thì sẽ gây sốc cho thị trường”.

“Vào đầu năm sau, NHNN có thể sẽ đưa ra một chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt hơn nhưng trong khuôn khổ thận trọng. Ngoài ra, trong bối cảnh các đồng tiền thị trường mới nổi tiếp tục có biến động mạnh trong năm 2016, khả năng neo đồng tiền Việt Nam vào một giỏ tiền tệ là một biện pháp mà NHNN có thể xem xét”, Công ty này cho biết thêm./.

D.T