【bang xep hang bong da đuc】Chánh án Nguyễn Hoà Bình: Xử nghiêm nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội: Tiếp tục tập trung ổn định kinh tế vĩ mô | |
Tham nhũng |
Chánh án Nguyễn Hòa Bình trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIII và khóa XIV |
Trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIII và khóa XIV tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, 6/11, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình nêu rõ, các tòa án đã làm tốt và đẩy mạnh tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, thực hiện nghiêm nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Việc tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp đã thể hiện sự trang nghiêm, bình đẳng giữa các bên, tạo tâm lý thuận lợi cho luật sư khi tranh tụng.
Về nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các vụ việc của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao đã đề ra 14 giải pháp để nâng cao chất lượng công tác xét xử.
Chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các loại án tiếp tục được nâng cao; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của tòa án trong nhiều năm được hạn chế ở mức thấp, giảm dần qua các năm và hiện ở mức dưới 1,5%, đáp ứng chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
“Trong xét xử các vụ án hình sự, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp kết án oan người không có tội; thực hiện nghiêm túc, có chất lượng chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương; đã đưa ra xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn như vụ án Đinh La Thăng, vụ án Trịnh Xuân Thanh, các vụ án liên quan đến ngân hàng...”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Chánh án Nguyễn Hòa bình cũng đề cập tới vấn đề áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước.
Trong xét xử các vụ việc dân sự, kết quả được Chánh án nêu là đã làm tốt việc hướng dẫn các đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án; khuyến khích công tác hòa giải; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết tốt vụ án.
Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức tập huấn kỹ năng viết bản án, quyết định cho các Thẩm phán nên đã hạn chế được phần lớn các tồn tại trước đây.
Kết quả tiếp theo được Chánh án đề cập là về giải quyết các vụ án liên quan tới nợ tiền bảo hiểm xã hội theo đề nghị của một số đại biểu Quốc hội, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 hướng dẫn áp dụng các Điều 214, Điều 215, Điều 216 của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tăng cường chỉ đạo các tòa án xét xử nghiêm các hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định.
Ngoài các nội dung nêu trên, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng thông tin về kết quả thực hiện Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 về thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị.
Theo đó, tính từ ngày 1/6/2019 đến ngày 30/9/2020, các tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm đối với 37 vụ với 147 bị cáo; đã xét xử 25 vụ với 90 bị cáo phạm các tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Các tòa án đã chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm sớm đưa vụ án ra xét xử; trong thời gian qua, không có vụ án nào để quá hạn luật định; đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước.
"Các tòa án cũng chú ý áp dụng các biện pháp kê biên tài sản và các biện pháp tư pháp, các hình phạt bổ sung nhằm thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.