- Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (TTCP) Phạm Trọng Đạt chia sẻ về chuyện bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ và phát ngôn dậy sóng của quyền vụ trưởng Vụ 3 Nguyễn Minh Mẫn
Nói về việc bổ nhiệm ồ ạt diễn ra vào cuối nhiệm kỳ của nguyên Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh,ẻrútruộtcủaCụctrưởngvềchuyệnbổnhiệmồạxhbd anh ông Đạt cho biết: “Đặc trưng của TTCP rất buồn cười. Có khi đầu năm không chịu làm để dồn đến cuối năm nhiều việc, người không có nên anh em kêu. Thêm vào đó là số cán bộ về hưu, nghỉ làm cũng liên tục. Kiểu công việc thế, dồn vào mấy tháng....”.
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt. Ảnh:Thu Hằng |
"Tình trạng này năm nào cũng có chứ không riêng gì năm cuối nhiệm kỳ " - ông Đạt nói.
“Người ta có nhu cầu lấy bao nhiêu người thì đấy là đòi hỏi của họ, miễn là không vượt so với quy định. Và họ có quyền đề bạt đầu năm hoặc cuối năm....”, ông Đạt nhìn nhận. Vấn đề quan trọng là xem đối tượng bổ nhiệm có đúng không. Để xem xét có tiêu cực hay không là nằm ở chỗ đó chứ không phải số lượng bổ nhiệm.
Ông cũng nêu thực tế ở Việt Nam giữa lời nói và việc làm khó lắm. Tại TTCP không có đào tạo chuyên ngành thanh tra mà toàn tuyển các ngành khác về bồi dưỡng thêm để làm thanh tra.
Cho nên, việc bố trí cán bộ từ chỗ này qua chỗ kia làm nghiệp vụ là chuyện bình thường. “Nghiệp vụ là nghiệp vụ, làm gì có chuyên môn đâu”, ông Đạt nhấn mạnh và cho rằng, bây giờ là tuyển dụng căn cứ vào nhu cầu.
“Tôi nói thẳng là chưa chắc giáo sư, tiến sĩ đã làm việc bằng tôi, nếu mà nói về nghiệp vụ”, ông lấy chính bản thân mình để minh họa. Vấn đề quan trọng là người được quyết định có làm được việc hay không.
“Tôi không nặng nề vấn đề bằng cấp mà phải xem con người đó có làm được việc hay không, làm được thì tôi đề bạt thế thôi. Phải căn cứ vào thực tế chứ theo cái chung rất là khó”, ông Đạt nói.
Phát ngôn và làm việc phải theo luật
Nói về phát ngôn “dạy cách bưng bít thông tin" của ông Nguyễn Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ 3 - ông Đạt bày tỏ quan điểm đồng tình và ủng hộ chỉ đạo của Thủ tướng phải xem xét xử lý vụ này.
“Dù bất cứ là ai thì phát ngôn và làm việc phải theo đúng phát luật không thể tùy tiện thế được. Anh phát ngôn trong phạm vi nào đó còn được chứ phát ngôn ở góc độ đang làm công việc chung khiến dư luận hiểu khác đi thì không được”, Cục trưởng chia sẻ.
Ông Đạt cho rằng, báo chí cũng làm theo luật chứ việc gì ai phải dạy nhau. Chẳng hạn như kết luận thanh tra mà Thủ tướng chưa phê duyệt thì không được công bố rộng rãi. Nếu báo chí công bố thì báo chí chịu trách nhiệm. Ai cung cấp thì người đó chịu trách nhiệm. Tất cả đã có quy định cả rồi.
Tổng Thanh tra đã có chỉ đạo kết hợp cuối năm nay kiểm điểm công tác cán bộ, đảng viên sẽ xem xét việc này trên tinh thần kiểm điểm và sẽ có xử lý.
“Đây là việc cần làm. Công việc phòng chống tham nhũng đang phức tạp nhạy cảm, thông tin càng minh bạch bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu" - ông Đạt nhấn mạnh. Tôi rất ủng hộ quan điểm công khai minh bạch thông tin với báo chí và để báo chí chịu trách nhiệm về những gì họ đưa.
Vụ ông Trịnh Xuân Thanh làm thế nào trở thành Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho chúng ta biết thêm một loại lỗ hổng mới: lỗ hổng nhân sự.