Hải quan Lạng Sơn thực hiện chính sách chất lượng trong mọi hoạt động | |
Tổng cục Hải quan tăng cường kỷ luật,ângchấttrongthựcthichínhsáchphápluậtvềHảbảng xếp c1 kỷ cương trong thực thi công vụ |
Một buổi làm việc của lãnh đạo Cục Hải quan Đà Nẵng tại trụ sở doanh nghiệp để lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. |
Tại Đà Nẵng, do các doanh nghiệp phải đối mặt với không ít các yếu tố bất lợi, rủi ro và thách thức, tình hình kinh tế thế giới suy giảm, lãnh đạo Cục Hải quan Đà Nẵng đã chỉ đạo thành lập các Đoàn công tác đến thăm hỏi, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và làm thủ tục hải quan tại các chi cục trực thuộc Cục.
Qua hoạt động tiếp xúc doanh nghiệp, Hải quan Đà Nẵng đã tuyên truyền phổ biến nhiều chính sách, chủ trương mới, thông tin các chương trình cải cách của cơ quan Hải quan; đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, qua đó hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan (Cục Hải quan Đà Nẵng) Cao Văn Nhân cho biết, những cuộc làm việc trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, qua đó những thắc mắc về chính sách đã được giải đáp kịp thời, với những vấn đề vượt thẩm quyền cũng được ghi nhận để báo cáo cấp trên. “Chẳng hạn như tại cuộc làm việc với doanh nghiệp mới đây, cơ quan Hải quan đã tiếp nhận được vướng mắc của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành mất nhiều tháng để hoàn thành. Những thông tin này là cơ sở để Hải quan địa phương tập hợp kiến nghị Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính trao đổi với các bộ, ngành để có giải pháp sớm tháo gỡ”, đại diện Phòng Giám sát quản lý về hải quan thông tin.
Không chỉ vậy, để hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong thực thi chính sách pháp luật về hải quan, về xuất nhập khẩu, Hải quan Đà Nẵng cũng thiết lập các kênh tiếp nhận và trả lời vướng mắc của doanh nghiệp qua email, qua trang tư vấn giải đáp trên cổng thông tin điện tử. “Thời gian trả lời vướng mắc luôn cố gắng duy trì từ 30 phút đến 1 giờ để kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục”, ông Cao Văn Nhân cho biết.
Bên cạnh đó, hoạt động phổ biến chính sách pháp luật cũng được triển khai theo kế hoạch định kỳ hàng năm. Với chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về hải quan đã và đang có hiệu lực, đơn vị hướng tới tập huấn cho những đối tượng là doanh nghiệp mới, nhân viên mới của doanh nghiệp. Chương trình tập huấn về chính sách mới thì dành cho đông đảo doanh nghiệp nói chung.
Tại Cục Hải quan Thanh Hóa, trong quý 1 đã tổ chức 2 hội nghị đối thoại với sự tham gia của 92 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi, đại lý làm thủ tục hải quan tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa để tuyên truyền, phổ biến một số văn bản mới được ban hành. Trên cơ sở chính sách hiện hành, đơn vị cũng tích cực giải đáp các khó khăn vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan của các doanh nghiệp thường gặp như: báo cáo quyết toán hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất; quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh ngoài khi mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn; vướng mắc hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động (VASSCM); thủ tục hoàn thuế; chi phí bảo hiểm trong trị giá khai báo hải quan hàng nhập khẩu…
Ngoài ra, Cục Hải quan Thanh Hóa cũng thường xuyên duy trì các kênh hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp như: Tổ giải đáp vướng mắc 24/7; số điện thoại đường dây nóng tại các chi cục. Đông thời xây dựng và phát huy hiệu quả hình thức mỗi công chức hải quan vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa tư vấn, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan.
Ông Trọng Thanh Hòa, Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty TNHH Thanh Hòa đã đánh giá cao tinh thần, thái độ làm việc tiếp xúc ứng xử của cán bộ công chức hải quan trong việc hướng dẫn, tư vấn và thực hiện thủ tục hải quan trên tất cả khâu nghiệp vụ. Đặc biệt, các quy trình thủ tục hải quan, chế độ chính sách pháp luật hiện hành được các chi cục niêm yết công khai, minh bạch tại trụ sở làm việc; cùng với đó thủ tục hải quan đã ngày một đơn giản đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm được nhiều chi phí, thời gian, phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Qua ví dụ tại hai Cục Hải quan trên cho thấy, cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp thực thi chính sách, cơ quan Hải quan cũng chú trọng lấy ý kiến tham gia của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật. Chẳng hạn quá trình lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư thay thế các thông tư về kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã lấy ý kiến nhiều lần của doanh nghiệp, các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan để hoàn thiện dự thảo Thông tư với nhiều nội dung cải cách.
Tại Hội nghị đối thoại “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Hải quan và UBND của 4 tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Quảng Ninh, với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng đánh giá, nhiều năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã có những nỗ lực nhằm đơn giản hóa các thủ tục XNK, tăng cường tính minh bạch trong chính sách thương mại, đồng thời thiết lập các cơ chế để giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
Đặc biệt, với ngành Hải quan, VCCI ghi nhận nhiều nỗ lực trong cải cách, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Nổi bật như: triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động thông quan, kiểm tra sau thông qua và giám sát hàng hóa; thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành và từng bước minh bạch các thông tin thương mại.
Theo bà Bùi Kim Thùy, Đại diện cấp cao tại Việt Nam, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, Chuyên gia Dự án Liên minh toàn cầu về tạo thuận lợi thương mại, nhiều doanh nghiệp đánh giá rất cao các hoạt động của Ban soạn thảo cũng như Tổng cục Hải quan trong quá trình tham vấn lấy ý kiến các bên liên quan để có bản dự thảo với nhiều điều khoản theo hướng tạo thuận lợi thương mại. Thủ tục hành chính không thực chất được giảm thiểu, những quy định nặng về mặt giấy tờ đã thay thế bằng những điều khoản tiến bộ, phù hợp với các cam hết quốc tế, đặc biệt là phù hợp với các Hiệp định thương mại tự do mà gần đây Việt Nam cũng như ASEAN tham gia.