Rà soát,ửađổiLuậtĐầutưChínhsáchưuđãiđầutưkhôngnêndựavàongânsábxh h2 anh quy định cụ thể các chính sách ưu đãi
Tại phiên họp ngày 20/11, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho biết ngoài 4 ngành, nghề đã ưu tiên đầu tư bổ sung theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đã bổ sung một số ngành, nghề hoạt động đầu tư kinh doanh khác.
Tuy nhiên, đại biểu nhấn mạnh cần phải rà soát kỹ các ngành, nghề ưu đãi để tránh ảnh hưởng đến cân đối ngân sách. Việc bổ sung ngành, nghề ưu đãi đầu tư phải đảm bảo phù hợp với Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) và Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Điều 19 dự thảo luật bổ sung cơ chế là cho Chính phủ quyết định ưu đãi đầu tư cao hơn để khuyến khích phát triển một ngành, địa bàn đặc biệt hoặc dự án đặc biệt quan trọng. Theo đó, Chính phủ được bổ sung mức ưu đãi đầu tư đặc biệt không cao hơn 50% mức cao nhất theo quy định của pháp luật. Thời hạn áp dụng ưu đãi đối với dự án ưu đãi đầu tư đặc biệt tối đa không quá gấp 2 lần so với thời hạn ưu đãi dài nhất theo quy định của pháp luật.
Về nội dung này, đại biểu tỉnh Kiên Giang đề nghị ban soạn thảo rà soát các lĩnh vực, địa bàn cần đặc biệt ưu đãi đầu tư để quy định cụ thể trong danh mục, làm cơ sở xem xét, quyết định các chính sách ưu đãi. Việc cho phép hưởng ưu đãi đầu tư phải trên cơ sở quy định của pháp luật, đặc biệt liên quan đến ưu đãi về thuế, vốn đã được các luật về thuế quy định.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé phân tích, điều 70 khoản 4 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội mới có thẩm quyền quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ các khoản thuế. Các quy định liên quan đến ưu đãi thuế phải được quy định ở hệ thống văn bản pháp luật về thuế do Quốc hội quy định. Do đó, việc quy định cho phép Chính phủ có thẩm quyền quyết định mức ưu đãi đầu tư cao hơn mức ưu đãi theo quy định của pháp luật nhưng không làm rõ các tiêu chí, điều kiện cũng như trình tự, thủ tục là chưa phù hợp, có thể sẽ dẫn đến xung đột pháp luật về thuế.
Giảm dần ưu đãi đầu tư bằng chính sách thuế
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) cho rằng, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới trong thu hút đầu tư. Theo đó, cần giảm dần các ưu đãi để việc tăng trưởng GDP có đóng góp tích cực vào nguồn thu NSNN. Trích dẫn khảo sát của các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, đại biểu cho biết trong 13 tiêu chí để nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào Việt Nam thì tiêu chí ưu đãi về thuế chỉ đứng thứ 12, sau các tiêu chí như: ổn định xã hội, ổn định thể chế, tính thống nhất hệ thống pháp luật, nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, v.v… “Tôi đề nghị trong dự thảo luật lần này hình thức ưu đãi về thuế chúng ta nên giảm dần” - đại biểu Nguyễn Hữu Quang nói.
Cũng góp ý về những nội dung cụ thể trong chính sách ưu đãi đầu tư, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) đề nghị ban soạn thảo cần rà soát kỹ hơn những lĩnh vực ưu tiên phát triển thật sự tác động đến kinh tế - xã hội, hạn chế những ngành, nghề thâm dụng lao động, khuyến khích và thu hút công nghệ cao, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0.
Đặc biệt, về quy định ưu đãi cho dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên, đại biểu đề nghị cần cân nhắc lại. Bởi với xu thế chuyển dịch lao động hiện nay và xu hướng già hóa dân số, không nên đưa ra ưu đãi mà không khả thi, có cũng như không; đồng thời, có thể bị doanh nghiệp lợi dụng bằng cách tuyển dụng đủ số lao động, nhưng sau khi làm thủ tục hưởng ưu đãi xong lại sa thải lao động hoặc không tiếp tục duy trì các chế độ cho người lao động như ban đầu, nhằm làm nản lòng và đẩy người lao động vào tư thế tự bỏ việc để đi tìm việc khác.
Liên quan đến một số ngành nghề cụ thể được ưu đãi, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy đề nghị cân nhắc có nên tiếp tục duy trì ưu đãi đầu tư về nghề muối hay không, khi nghề này không hiệu quả cao bằng nuôi trồng thủy sản. Hay ưu đãi với việc tái chế hoặc tái sử dụng chất thải, nếu tiếp tục tái chế có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Đối với ngành, nghề ưu đãi mới bổ sung như khởi nghiệp sáng tạo, đại biểu cho rằng cần quy định rõ hơn. Những năm gần đây, những ngành, nghề này được đề cập nhiều ở nhiều luật, nhưng việc áp dụng thực tiễn chưa nhiều, vì sự trừu tượng, mơ hồ để xác định được dự án có được ưu đãi hay không.
Giám định vốn đầu tư để chống chuyển giá Một vấn đề đáng chú ý khác được đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề cập là, hiện nay việc chuyển giá, trốn thuế qua việc báo cáo giá trị tài sản đầu tư lớn hơn giá trị thực xảy ra rất phức tạp, gây thất thu lớn cho NSNN. Ví dụ như nhà đầu tư báo cáo đã giải ngân vốn đầu tư mua thiết bị là khoảng 100 tỷ đồng nhưng thực tế giá trị thiết bị chỉ là 60 tỷ đồng. Điều này dẫn đến làm giảm thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập phải nộp khi hết thời gian ưu đãi nếu có. Đại biểu đánh giá, đây là vấn đề cần phải ngăn chặn và có các cơ chế giám sát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, dự thảo luật tại khoản 2 Điều 45 về giám định vốn đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ chỉ quy định là giám định trong trường hợp cần thiết. Theo đại biểu, quy định như vậy là chưa rõ ràng, dễ tạo những khe hở, dẫn đến chính sách bị lợi dụng. Do vậy cần có tiêu chí cụ thể phù hợp quy định về giá trị tài sản để yêu cầu cần giám định độc lập, sau khi ghi nhận phần giải ngân vốn đầu tư và đưa thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ vào sử dụng. |
Hoàng Yến