【kèo bóng đá c1】Người “gieo chữ” ở vùng cao

 Thầy Lê Quang Thẩm (bên trái) nhận danh hiệu NGƯT năm 2017

Tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm tiểu học Quảng Bình,ườigieochữởvùkèo bóng đá c1 thầy giáo Thẩm được phân công lên Trường trung học cơ sở (THCS) Hương Lộc (Nam Đông) dạy học. Trong đoàn giáo viên năm ấy, có 13 người, nhưng 10 thầy, cô không chịu nổi cảnh “rừng thiêng, nước độc” nên đã trở về thành phố. Ông và vợ là hai trong số 3 giáo viên tình nguyện ở lại. Những năm cuối của thập niên 1970, Nam Đông thật xa xôi và hẻo lánh. Các bữa ăn toàn sắn và những học trò, cơm không có ăn, áo không có mặc, luôn nghỉ học mỗi khi trời mưa gió. Gần như ngày nào thầy cũng phải đến từng nhà để đón các em đến lớp.

Gần 40 năm gắn bó với vùng đất Nam Đông, nhất là đồng bào Cơ tu đã giúp thầy giáo Thẩm có đủ “nguyên liệu” để tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện Nam Đông hình thành nghị quyết và đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh dân tộc thiểu số” sau này. Theo nhà giáo ưu tú Lê Quang Thẩm, muốn thành công, phải tranh thủ sự hỗ trợ của các ban, ngành, chính quyền, phụ huynh và học sinh. Muốn vận động học sinh đến trường, thầy đến gặp các già làng, trưởng bản ở sáu xã vùng dân tộc có đa số học sinh Cơ tu. Nhiều đồng bào, nhất là các già làng đều mang họ Bác Hồ nên nghe thầy giáo Thẩm kể những mẩu chuyện về Bác và ước nguyện của Người trong sự nghiệp giáo dục, mắt họ “rưng rưng”, xúc động. Sau đó, các già làng đã triệu tập bà con đến nhà rông để tuyên tuyền, nhắc nhở con em không bỏ học.

Đa số các em học sinh người dân tộc thiểu số “sợ” trường cũng bởi khả năng tiếp thu chậm. Nhiều năm gắn bó và từng làm Hiệu trưởng Trường THCS Thượng Nhật (thuộc xã dân tộc thiểu số), ông thấm thía nên vận động có hiệu quả giáo viên ở những trường này dạy phụ đạo. Ở Nam Đông, đất nông nghiệp rất ít, chỉ đủ để ăn, muốn giúp đồng bào chỉ còn cách “gieo chữ”, giọng ông cứ rủ rỉ mà thấm vào lòng người. Thế nên, chỉ cần em nào nghỉ học 1 buổi, giáo viên lại đến tận nhà động viên đi học lại. Họ nhiệt tình, trách nhiệm, sẵn sàng chở các em đến trường khi bố mẹ đi rẫy chưa về kịp.

Không biết từ lúc nào, những buổi chiều về Huế của các thầy cô muộn hơn, giáo viên có mùa hè ngắn hơn khi dành thời gian kèm cặp các em học sinh. Thầy Thẩm cũng là đầu tàu trong việc vận động giáo viên hưởng ứng phong trào “Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với những công việc cụ thể, thiết thực tại mỗi đơn vị. Công tác này được ông kiểm tra thường xuyên và cũng là động lực để mỗi giáo viên luôn tự học, tự đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp mỗi lứa tuổi học sinh. Nhờ đó, 100% các trường từ mầm non, tiểu học đến THCS có học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn gần đây đều có giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên.

Trò chuyện với học sinh Trường nội trú Nam Đông

Hỏi về cách cách “truyền lửa” cho giáo viên, ông bảo ngày nào tôi cũng về cơ sở, trường ít nhất cũng đến 10 lần/năm học, trường có “vấn đề” thì đến vài chục lần. Ông bất ngờ “đột nhập” bếp ăn khi đến trường mẫu giáo, hay “thăm” lớp học để nắm tình hình dạy và học. Dần dà họ quen, thấy vắng thầy lại điện thoại hỏi thăm, thầy đến lại đưa ra hàng loạt thắc mắc nhờ giải đáp. Ngay từ những lúc khó khăn nhất, học trò Nam Đông vẫn không thiếu sách giáo khoa. Ấy là do thầy Thẩm nghĩ ra nhiều cách, chẳng hạn như trích 30% kinh phí từ nguồn ngân sách để các trường chủ động mua sách giáo khoa. Ông phát động các trường ở xã kinh tế mới hỗ trợ sách cho học sinh ở các xã dân tộc; riêng vở bài tập, ông khuyến khích các em nên viết bút chì để học sinh lớp sau có thể sử dụng lại được.

Con số mơ ước bao năm thành hiện thực khi những năm gần đây, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%; nhiều trường có học sinh dân tộc đạt đến 97% học sinh giỏi. Ngày càng có nhiều em đậu vào các trường chất lượng cao ở Huế như: Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Trường THPT chuyên Quốc Học, Trường đại học Y Dược Huế... Ông Thẩm đã tham mưu cho huyện hỗ trợ 150 triệu đồng/năm cho các trường tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 để thi tốt nghiệp đạt tỷ lệ cao. Thế nên, trong vòng 10 năm, toàn huyện có 834 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, trong đó có 144 học sinh dân tộc thiểu số. Chưa hài lòng khi học sinh dân tộc chưa có thành tích cao ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, hàng năm, ông tổ chức tuyển chọn khoảng 30 em có thành tích tốt ở tất cả các xã vào học ở Trường THCS Dân tộc Nội trú Nam Đông để đào tạo nguồn học sinh có chất lượng.

Cách đây chừng 10 năm, ở các xã có hàng chục điểm trường lẻ. Sau hai năm lên nhận chức trưởng phòng, thầy Thẩm nghĩ ngay đến chuyện tham mưu cho huyện quy các trường về một đầu mối để nâng cao chất lượng giảng dạy. Thầy đã tất bật đến các xã vận động người dân hiến đất xây trường. Nhà giáo ưu tú cho rằng, muốn dân tin vào Đảng thì mỗi người đảng viên phải hành động bằng những công việc cụ thể, phải thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động ở địa phương chứ không chỉ nói suông. Lợi thế khi ông hiểu được tiếng đồng bào, ăn được hầu hết các món ăn, hiểu rõ về phong tục tập quán của bà con nên thuận tiện trong vận động. Rất nhiều gia đình biết ơn thầy, sẵn sàng hiến hàng ngàn mét vuông đất để các em có những ngôi trường mới khang trang và đạt chuẩn. Đó cũng là một trong những điều kiện để 23/28 trường tại Nam Đông đạt chuẩn quốc gia như hôm nay.

Điều thầy Thẩm luôn tâm huyết nhất là lãnh đạo huyện rất “mê” giáo dục, vì thế, đã sớm ban hành các nghị quyết để tạo cơ sở pháp lý triển khai nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở một huyện miền núi vốn còn nhiều như Nam Đông. Có năm, thầy đã tham mưu cho lãnh đạo huyện điều động 6 hiệu trưởng xuống làm hiệu phó tại các trường, hoặc làm hiệu phó của chính trường họ đang quản lý để đảm bảo yêu cầu công việc. Giọng ông chùng xuống: “Lúc đó mình cũng trăn trở, có người là bạn, đồng nghiệp nhưng nếu không phát huy vai trò đảng viên, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong những lúc như thế này thì các trường rất khó phát triển”.

Thầy đến gặp những đảng viên, cán bộ hưu trí có uy tín trong huyện nói rõ quan điểm để nhờ tác động. Tất nhiên, ban đầu gặp sự phản đối quyết liệt của những người trong cuộc nhưng ông vẫn kiên định, khi gặp riêng từng người, khi gặp chung nhiều người để nắm tâm tư cũng như nhấn mạnh trọng trách của người quản lý trong sự nghiệp “trồng người” theo phương pháp “mưa dầm, thấm lâu”. Khi mọi người đã thông tư tưởng, ông mới tham mưu cho lãnh đạo huyện luân chuyển cán bộ quản lý. Ông như trút được gánh nặng khi kể rằng: “Họ không giận tôi, bằng chứng là khi nào gặp cũng tay bắt, mặt mừng; thậm chí, có người còn hiến đất xây trường mầm non, tiểu học”.

Bí thư Huyện ủy Nam Đông Lê Thị Thu Hương, nhận xét: “Thầy giáo Thẩm là một đảng viên gương mẫu, một giáo viên  có tâm huyết, yêu nghề, nặng tình với mảnh đất này nên mới có những tham mưu sát sao với tình hình thực tế địa phương. Với vai trò là một huyện ủy viên, mỗi tham mưu của thầy là một sự trăn trở, luôn tìm sự cộng hưởng từ tập thể để tạo nên sự thống nhất cao, nhất là công tác tư tưởng luôn được làm trước một bước. Thành công của giáo dục Nam Đông hôm nay có đóng góp không nhỏ của thầy giáo đảng viên này”.

Bài, ảnh: Huế Thu