【cầu lô đề miền nam】Chuẩn hóa Danh mục hàng hóa XK, NK cho nhiều mục tiêu

chuan hoa danh muc hang hoa xk nk cho nhieu muc tieu

Trên thực tế vẫn còn vướng mắc về áp mã HS cho các mặt hàng XNK. Ảnh: HỮU LINH.

Chuẩn hóa các khái niệm

Tại Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam, định nghĩa một số khái niệm còn chưa có sự thống nhất, điều này đã dẫn tới khó khăn trong việc phân loại hàng hóa.

Hải quan TP.HCM thắc mắc, khái niệm “màn hình phẳng” và “màn hình dẹt” có khác nhau hay không? Nếu không khác nhau thì nên sử dụng thống nhất một cụm từ “màn hình phẳng”. Bởi hiện nay, các máy thu truyền hình (tivi) đều sử dụng công nghệ LCD, LED, PLASMA…, do đó hình dáng đều thể hiện dưới dạng “màn hình phẳng”, giữa các màn hình hiển thị và máy thu truyền hình, chỉ khác nhau ở chỗ máy thu truyền hình có gắn thêm thiết bị thu tín hiệu truyền hình.

Do vậy, các mặt hàng là tấm mạch in hoặc linh kiện điện tử khác dùng để sản xuất màn hình phẳng và máy thu truyền hình là một. Vì vậy, việc định nghĩa khác nhau sẽ khó cho việc phân loại, áp mã, dẫn đến việc tranh chấp, phân loại mã số.

Cục Hải quan Hải Phòng phản ánh, thuật ngữ “furniture” tại nhiều dòng hàng trong Danh mục được dịch chưa thống nhất. Ví dụ dòng 3926.30.00 “phụ kiện lắp vào đồ đạc trong nhà, trên thân xe (coachwork) hoặc các loại tương tự”, tên tiếng Anh là “Fitings for furniture, coachwork or the like”.

Dòng hàng 8301.30.00 “ổ khóa thuộc loại sử dụng cho đồ đạc dùng trong nhà”, tên tiếng Anh là “Locks of a kind used for furniture”, tuy nhiên, tại nhóm 83.02 thì “furniture” được dịch là “đồ đạc trong nhà”, tại nhóm 34.05 “furniture” được dịch là “đồ đạc”. Trong khi đó, theo dịch thuật tại nhóm 94.02 và nhóm 94.03 thì “furniture” được dịch là “đồ nội thất”.

Thực tế, nếu chi tiết là “đồ đạc trong nhà” như tại nhóm 39.26, 83.01, 83.02 thì các loại phụ kiện dùng cho đồ đạc văn phòng thì được xếp vào mã loại khác, gây khó khăn trong phân loại chênh lệch thuế suất và chưa đúng với nguyên gốc tiếng Anh là “đồ nội thất”.

Cục Hải quan Hà Nội phản ánh, theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam thì mặt hàng “Máy ảnh kỹ thuật số” phân loại vào nhóm 4 số 85.25, phân nhóm 6 số 8525.80, phân nhóm 8 số 8525.80.39 “camera ghi hình ảnh- loại khác”. Như vậy, sẽ có sự bất cập do Danh mục giữ nguyên từ camera, không dịch sang tiếng Việt, gây hiểu sai về cách dịch từ này ra tiếng Việt giữa cơ quan Hải quan và DN.

Có cùng vướng mắc về việc dịch các khái niệm tại Danh mục, Cục Hải quan Bà Rịa -Vũng Tàu cho biết, tại Danh mục có nhiều cụm từ khó hiểu, như mặt hàng thép thuộc Chương 72, phần mô tả hàng hóa dùng cụm từ “gia công quá mức tạo hình, gia công quá mức cán nóng, gia công quá mức cán nguội”… Theo Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu, việc mô tả như vậy khó khăn cho công tác phân loại hàng hóa vì không thể xác định được như thế nào là quá nóng, quá nguội, quá tạo hình.

Đưa về cùng một mức thuế

Trong quá trình áp dụng Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam, theo phản ánh của Hải quan địa phương, có những mặt hàng rất dễ nhầm lẫn trong việc phân loại, bởi những tiêu chí phân loại và mức thuế suất lại căn cứ vào mục đích sử dụng của hàng hóa… nên rất khó xác định khi DN NK hàng hóa. Vì vậy, những mặt hàng này cần đưa về cùng chung một mức thuế suất.

Phân tích cụ thể, Hải quan Hải Phòng cho biết, mặt hàng đồ nội thất NK có những mức thuế chênh lệch khác nhau, nhưng lại được phân loại theo mục đích sử dụng: Đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng, mã HS 9403.10.00, thuế suất NK 20%; Loại khác, mã HS 9403.20.90, thuế suất 10%; Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng, mã HS: 9403.30.00, thuế suất NK 20%… những mặt hàng này cần đưa về chung một mức thuế.

Bên cạnh đó là mặt hàng bàn là điện. Nếu là loại được thiết kế sử dụng hơi nước từ hệ thống nồi hơi công nghiệp, mã HS 8516.40.10, thuế suất NK 20%, trong khi đó bàn là điện loại khác, mã HS 8516.40.90 lại có thuế suất NK 25%. Theo Hải quan Hải Phòng, chú giải HS không giải thích rõ hơi nước này phải có tác dụng làm phẳng quần áo hay chỉ để làm ẩm, giúp cho việc là phẳng được dễ dàng. Do vậy, với những loại bàn là có thiết kế sử dụng hơi nước từ hệ thống nồi hơi công nghiệp, nhưng hơi nước này không có tác dụng làm phẳng quần áo (chỉ để làm ẩm, giúp cho việc là phẳng được dễ dàng và không bị cháy) có được phân loại vào mã HS 8516.40.10, thuế suất NK 20% hay không?

Theo Hải quan Hải Phòng, cần phải đưa hai mã này về cùng một mức thuế suất NK để tránh tình trạng gian lận.

Tương tự, Cục Hải quan TP.HCM cho biết, mặt hàng giày dép tại Chương 64, nhóm 64.02 “giày dép khác, phân nhóm 6402.99” được hưởng thuế suất 0%. Trong khi đó, tất cả giày dép được quy định tại Chương 64 (từ nhóm 64.01 đến 64.05) đều có chung một mức thuế NK là 30%.

Theo Hải quan TP.HCM, việc cho hưởng mức thuế 0% tại phân nhóm 6402.99 này tại chú giải Phần XII, Chương 64 và Chú giải HS 2012 lại không đưa ra tiêu chí cụ thể về tính đặc thù của phân nhóm này dẫn đến có khả năng thất thu thuế và tranh chấp, khiếu nại về mã số.

Cục Hải quan Đồng Nai cũng đề nghị, đối với mặt hàng thép cốt bêtông sắt, thép không hợp kim thuộc nhóm 7213 đến nhóm 7215 có mức thuế chênh lệch rất lớn từ 0% đến 20%, trong khi đó cơ quan Hải quan rất khó có thể xác định mặt hàng có thể dùng để làm thép cốt bêtông hoặc dùng cho mục đích khác. Vì vậy, việc áp thuế mặt hàng này không nên dựa vào mục đích sử dụng của hàng hóa mà nên phân loại, áp thuế theo phi thép là phù hợp.

Điều chỉnh thuế một số nhóm hàng

Kiến nghị sửa đổi mức thuế Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam, Cục Hải quan Hải Phòng đã liệt kê một loạt các mặt hàng có chung đặc điểm với mặt hàng khác, dễ gây nhầm lẫn nhưng lại có mức thuế suất khác nhau.

Cụ thể, mặt hàng đá cẩm thạch, mã HS 6802.91.10 có mức thuế NK 10%, dễ nhầm lẫn với mặt hàng cùng nhóm có mã số 6802.21.00, có thuế suất thuế NK là 12%. Vì vậy, cần sửa mức thuế mặt hàng đá cẩm thạch, mã HS 6802.91.10 thành 12%.

Hoặc mặt hàng thanh và que thép không gỉ được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều, mã HS 7221.00.00, thuế suất thuế NK 0%, có đặc tính dễ nhầm lẫn với mặt hàng thép có mã số 7223.00.00, có thuế suất thuế NK là 10%. Vì vậy, cần sửa mức thuế mặt hàng thanh và que thép không gỉ được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều, mã HS 7221.00.00 là 10%.

Cùng với đó là mặt hàng cáp thép dự ứng lực mã HS: 7312.10.91, thuế suất thuế NK 3% rất khó phân biệt với mặt hàng có cùng đặc điểm mã HS: 7312.90.00, thuế suất thuế NK 5%. Vì vậy, cần sửa mức thuế mặt hàng cáp thép dự ứng lực mã HS: 7312.10.91 lên 5%.

Đối với mặt hàng cần khoan và ống nối có ren trong và ống nối có ren ngoài dùng để khoan, mã HS 7304.31.10, thuế suất thuế NK 5%, Hải quan Hải Phòng đề nghị sửa mức thuế suất mặt hàng này về 0% bởi dễ nhầm lẫn với mặt hàng có mã HS 7304.51.10, thuế suất thuế NK 0%.

Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam cần điều chỉnh phân loại mặt hàng ống dẫn sử dụng cho đường ống dẫn dầu hoặc dẫn khí. Bởi mặt hàng ống dẫn sử dụng cho đường ống dẫn dầu hoặc khí (không nối) được quy định ở các phân nhóm 7304.11.00 và 7304.19.00 thuế suất 0%. Mặt hàng ống dẫn sử dụng cho đường ống dẫn dầu hoặc khí (hàn, tán đinh) được quy định ở các phân nhóm 7305.11, 7305.12, 7305.19, 7306.11, 7306.19, thuế suất từ 5% đến 10%.

Hải quan Lạng Sơn cho rằng, mặt hàng này có mức thuế chênh lệch thuế suất từ 5% đến 10% so với các mặt hàng ống thép sử dụng cho mục đích khác. Trong khi đó, cơ quan Hải quan không thể kiểm soát được mục đích sử dụng thực tế của DN, tại thời điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan chỉ phân loại dựa trên khai báo của DN. Vì vậy, đơn vị này cho rằng, sửa đổi nhóm 73.04, 73.05, 73.06 phân loại theo hình dạng mặt cắt, hàm lượng thành phần và bản chất của hàng hóa, không phân loại theo mục đích sử dụng để thống nhất và tránh gian lận.