【truc tiep nha cai】Ban pháp chế HĐND tỉnh: Tập trung giám sát nhiều nội dung được dư luận quan tâm
Sau khi đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức khảo sát chuyên đề công tác phòng chống tội phạm (PCTP),ápchếHĐNDtỉnhTậptrunggiámsátnhiềunộidungđượcdưluậnquantâtruc tiep nha cai tệ nạn xã hội (TNXH) và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) ở nhiều địa phương trong tỉnh, ngày 19-10, đoàn đã có buổi giám sát chuyên đề trên đối với ngành chức năng tỉnh. Nhiều nội dung được dư luận quan tâm được nêu ra để làm rõ và có những giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh khảo sát công tác phòng cháy chữa cháy, mô hình tự quản về ANTT trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một
Tiếp tục giữ vững an ninh trật tự
Theo báo cáo, trong năm 2022 và 9 tháng năm 2023, Công an tỉnh tiếp tục thực hiện tốt vài trò nòng cốt trong công tác PCTP trên địa bàn tỉnh, liên tục có các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và đạt hiệu quả tích cực. Nổi bật là các đợt tổng kiểm tra cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT); tấn công tội phạm trộm cắp tài sản; đấu tranh tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm ma túy… Việc ra mắt Tổ tuần tra đặc biệt 171 đã tăng cường bảo đảm ANTT, an toàn giao thông trên địa bàn, được người dân đánh giá cao.
Tuyên truyền pháp luật phải nhanh, đầy đủ Phát biểu tại buổi giám sát vào ngày 19-10, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, cho rằng Bình Dương đang chuyển đổi số mạnh mẽ, ngành chức năng tỉnh cần xem xét, nghiên cứu ứng dụng mạng xã hội để đẩy mạnh các nội dung tuyên truyền đến với người dân nhanh, ngắn gọn, đầy đủ. Đối với các mô hình tự quản về ANTT cần xem xét kiện toàn lực lượng, tránh bị trùng lặp khi một người làm nhiều “vai”… |
Đại diện Công an tỉnh cho biết công tác đấu tranh, PCTP được tập trung chỉ đạo quyết liệt, không có vùng cấm, không để tội phạm lộng hành. Các vụ trọng án được dư luận quan tâm đều tập trung điều tra, khám phá nhanh. Kết quả trong năm 2022 và 9 tháng năm 2023, toàn tỉnh phát hiện hơn 2.405 vụ phạm tội về trật tự xã hội (tăng 318 vụ tương đương hơn 15% so với cùng kỳ); phát hiện 1.565 vụ, xử lý hơn 1.600 đối tượng vi phạm về kinh tế, buôn lậu (tăng hơn 5,3% so với cùng kỳ)…
Các giải pháp kéo giảm tội phạm thực hiện hiệu quả, bảo đảm 100% các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều được tiếp nhận, phân loại, xử lý, tỷ lệ giải quyết đạt 92,5% (vượt chỉ tiêu đề ra là 90%). Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt hơn 85% (vượt chỉ tiêu đề ra là 75%). Các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được làm rõ đạt hơn 92% (vượt chỉ tiêu đề ra là 90%) trên tổng số án khởi tố…
Thượng tá Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị (PX03) Công an tỉnh, cho biết thời gian qua Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đăng tải nhiều nội dung tuyên truyền về tình hình ANTT, công tác PCTP trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, hiện nay Công an tỉnh đã phát triển thêm hình thức tuyên truyền pháp luật, PCTP trên mạng xã hội Facebook, Zalo, YouTube với tên “Công an tỉnh Bình Dương”. Cùng với đó, Công an tỉnh đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp gần 950 buổi, thu hút hơn 87.000 lượt người dự; phát hơn 250.000 tờ rơi phục vụ tuyên truyền pháp luật, phổ biến thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa các loại tội phạm…
Chú trọng đến chất lượng các mô hình
Tại buổi giám sát, các thành viên đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã nêu ra nhiều vấn đề, như: Hiệu quả của một số mô hình tự quản về ANTT; nghiên cứu đổi mới hình thức tuyên truyền và bảo vệ trẻ em, lứa tuổi học sinh; việc quan tâm, quản lý người sau cai nghiện trở về cộng đồng ngày càng hiệu quả thực chất hơn; tình hình tội phạm lừa đảo, tin nhắn rác, “tín dụng đen” trên môi trường mạng; công tác phòng cháy chữa cháy liên quan đến hoạt động kinh doanh karaoke; việc tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa nạn hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, ma túy trong học đường cần phải gắn liền với kiểm tra, xử lý…
Liên quan đến vấn đề nâng cao công tác quản lý người sau cai nghiện trở về cộng đồng, Thượng tá Đỗ Ngọc Ẩn, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh, cho biết toàn tỉnh hiện đang quản lý khoảng 2.180 người nghiện (giảm hơn 940 người, hơn 30% so với cuối năm 2022). Với sự quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị và các ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở, đến nay có 5/91 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy. Công tác quan tâm, hỗ trợ người sau cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng luôn thực hiện thường xuyên. Nhiều người sau cai đã có việc làm, thu nhập ổn định trang trải cuộc sống, dần dần tự tin hòa nhập cộng đồng.
Trong khi đó, đại diện Đội theo dõi, hướng dẫn công tác xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ Phòng Tham mưu Công an tỉnh, cho biết hiện có rất nhiều mô hình hay tự quản về ANTT đang phát huy hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Đơn cử như Khu dân cư an toàn về ANTT và phòng cháy chữa cháy tại Khu dân cư Himlam Phú Đông (TP.Dĩ An); mô hình “Xứ đạo an lành - văn minh (xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên)… Do đó, ngành chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục kiện toàn, củng cố thêm để duy trì hiệu quả, không nhất thiết phải “chạy đua” theo phong trào nhưng không hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Văn Phong, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đối với học sinh đủ tuổi để điều khiển phương tiện theo quy định thì trường học tổ chức trông giữ xe. Đối với học sinh chưa đủ tuổi mà điều khiển xe mô tô phân khối lớn thì thường gửi xe ở phía ngoài trường. Do đó, ngành chức năng kiến nghị lực lượng công an tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý tại khu vực các trường học, các bãi trông giữ xe tự phát không bảo đảm điều kiện về an toàn. Đối với tình trạng học sinh hút thuốc lá điện tử trong trường học, ngành chức năng đã yêu cầu các trường học tăng cường tuyên truyền, kiểm tra để xử lý triệt để; kiến nghị lực lượng công an phối hợp tăng cường kiểm tra, xử lý tại các điểm mua, bán thuốc lá điện tử nhằm ngăn chặn nguồn cung… |
HƯNG PHƯỚC