【thứ hạng của brann】Vì sao doanh nghiệp chậm đổi mới KHCN ?
Lời Tòa soạn: Chất lượng Việt Namđã đăng bài của TS Đinh Mạnh Hùng chỉ ra Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/10 thế giới,ìsaodoanhnghiệpchậmđổimớthứ hạng của brann nên phải đổi mới giáo dục và công nghệ. GS.TSKH Hồ Sĩ Thoảng gửi đến những ý kiến của mình trao đổi thêm về vấn đề này.
Một góc làm việc tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel. Đây là doanh nghiệp có viện nghiên cứu hiện đại. |
Với chủ trương không đánh thuế vào ngân sách chi cho KHCN thì doanh nghiệp về lý thuyết không còn vướng mắc gì để đầu tư nghiên cứu. Việc cần làm là nhanh chóng giải tỏa những vướng mắc trong chi tiêu. (Hiện nay, để được hưởng ưu đãi về thuế, doanh nghiệp phải giải trình từng hóa đơn chi cho KHCN với ngành thuế).
Tuy nhiên, KHCN chỉ có thể được quan tâm nếu nền sản xuất có khả năng hấp thụ các thành tựu làm ra. Nên đối với doanh nghiệp nhà nước, cần có cơ chế quản lý sao cho bản thân doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ, tăng năng suất, giảm giá thành thì họ mới quan tâm đến nghiên cứu KHCN.
Nhưng với cơ chế hiện nay rất khó đặt lợi ích doanh nghiệp và quốc gia thành mục tiêu duy nhất hay tối thượng trong doanh nghiệp nhà nước.
Đối với những người lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, họ phải cân nhắc giữa sự mạo hiểm nếu đầu tư sai, không hiệu quả với sự an toàn cho sinh mệnh chính trị của mình.
Nhiều người tâm huyết với đất nước vẫn phải chọn an toàn, không dám mạo hiểm. Còn người vụ lợi, nếu không đổi mới, họ vừa an toàn, vừa có lợi ích riêng…Đây chính là lý do doanh nghiệp không chi hết ngân sách KHCN hoặc có tổ chức nghiên cứu KHCN nhưng không phát huy tác dụng được bao nhiêu.
Chừng nào mà doanh nghiệp chưa có chủ sở hữu thực sự, những người lãnh đạo doanh nghiệp chỉ là công chức thì tình hình khó có những thay đổi đột phá.
Lâu nay, thường có ý kiến cho rằng, cần chế tài buộc các doanh nghiệp đóng góp tài chính cho nghiên cứu KHCN và đào tạo nhân lực. Nhà nước có thể
"cưỡng chế" như vậy nhưng sẽ khó mang lại lợi ích cụ thể.
Doanh nghiệp phải tự mình thấy sự cần thiết đầu tư cho KHCN cũng như đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho chính mình. Cơ chế và chính sách trong quản lý kinh tế của Nhà nước tạo được sự hấp thụ kết quả nghiên cứu KHCN thì tự nhiên doanh nghiệp sẽ tự lo tổ chức và đầu tư cho công tác nghiên cứu KHCN, không cần ép buộc. Đào tạo nhân lực cũng vậy.
Petro Việt Nam đã có những thành công nhất định trong việc bỏ tiền ra để gửi người đi đào tạo nhân lực bậc cao ở nước ngoài, phục vụ hoạt động của mình. Rõ ràng nhất là việc chuẩn bị nhân lực cho nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng như các nhà máy đạm.
Nhưng hiện nhiều người đã hoàn thành “nghĩa vụ với Tập đoàn Dầu khí và không dễ giữ họ ở lại, nếu tự họ không tâm huyết với doanh nghiệp và đất nước.
GS.TSKH Hồ Sĩ Thoảng
(Nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công nghệ Quốc gia)