88Point

Tái cấu trúc DNNN trong mắt DN nước ngoài đang là việc cấp thiết. Ảnh: ST Cần tầm nhìnNhư chia sẻ c ket qua fa cup anh

【ket qua fa cup anh】Diễn đàn DN Việt Nam 2013: Bán doanh nghiệp Nhà nước là cấp thiết

dien dan dn viet nam 2013 ban doanh nghiep nha nuoc la cap thiet

Tái cấu trúc DNNN trong mắt DN nước ngoài đang là việc cấp thiết. Ảnh: ST

Cần tầm nhìn

Như chia sẻ của ông Alan Cany,ễnđànDNViệtNamBándoanhnghiệpNhànướclàcấpthiếket qua fa cup anh Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu (Eurocham), đây là “vấn đề quan trọng hơn” cả khu vực ngân hàng vốn thường là tâm điểm của những diễn đàn trước.

Theo nhận định của Hiệp hội DN Singapore, dư nợ trong nước của DNNN đã lên tới khoảng 145.000 tỉ VND, trong đó 20-30% là nợ không thể hoàn trả. Điều này là do nhiều DNNN đang hoạt động thiếu hiệu quả, phát sinh lỗ. Ông Seck Yee Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Singapore phân tích, mặc dù các DNNN của Việt Nam được phân chia thành hai khối là DN vì mục tiêu thương mại và DN phi thương mại nhưng cả khối này đều thiếu rõ ràng về mục tiêu và hoạt động. Một trong những lý do khiến một số DNNN phi thương mại hoạt động kém hiệu quả là vì những DN này phát sinh lỗ từ những hoạt động đầu tư ngoài nhiệm vụ chính. Chẳng hạn, Thanh tra Chính phủ mới đây cho biết EVN đầu tư 121.000 tỉ VND vào các dự án không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán và hiện EVN đang chịu khoản lỗ 2.195 tỉ VND từ những dự án này.

Đối với khối DNNN vì mục đích thương mại, Hiệp hội DN Singapore cho biết, mục đích của những DN này là để thực hiện, khuyến khích tăng trưởng kinh tế lành mạnh, do đó, các DNNN thương mại phải tuân thủ các quy luật thị trường và phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Tuy nhiên, nếu các DNNN thương mại được hưởng các ưu đãi, đối xử đặc biệt của Nhà nước thì những DN này sẽ có khả năng kiểm soát, chi phối thị trường, từ đó ảnh hưởng đến cạnh tranh bình đẳng giữa DNNN và DN tư nhân.

Còn theo ông Sato Motonobu, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam, trong khi các DN tư nhân xin vay vốn vô cùng khó khăn thì nhiều DNNN có thể xin cấp vốn khá thuận tiện từ các tổ chức tài chính. Nếu cứ tiếp diễn như vậy thì dòng vốn sẽ chỉ chảy đến các DNNN có hiệu suất kinh doanh thấp và năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng sẽ không còn. Ngoài ra, ông Sato Motonobu cũng hoài nghi về việc liệu Chính phủ có cần giữ cổ phần tại những DNNN có lợi nhuận hay không. Theo ông Sato Motonobu, việc bán DNNN hay tái cơ cấu ngân hàng là vấn đề cấp thiết. Do đó, cần có tầm nhìn nếu như tiến hành cải cách DNNN hay tái cơ cấu ngân hàng và nếu tiến hành thanh lý hay bán lại DNNN cần suy tính xem sẽ gây ra những ảnh hưởng gì, đặc biệt ngành sản xuất sẽ trở nên như thế nào.

Quản lý DNNN bằng cách nào?

Các nhà đầu tư Singapore cho rằng, Việt Nam hiện còn thiếu hoặc chưa thực thi đầy đủ những quy trình, cơ chế để bảo đảm DNNN chịu trách nhiệm trước cổ đông. Tình trạng này có thể dẫn đến hoạt động thiếu hiệu quả, sử dụng nguồn vốn Nhà nước sai mục đích. Do đó, để hoạt động, cạnh tranh hiệu quả, Hiệp hội này kiến nghị DNNN thương mại cần tuân thủ các quy luật thị trường, cạnh tranh bình đẳng với các DN tư nhân khác. Để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, Chính phủ cần phân biệt rõ vai trò hoạch định chính sách và chủ sở hữu DN của mình. Chính phủ cũng phải điều tiết thị trường theo hướng không phân biệt đối xử giữa DNNN và tư nhân. Ngoài ra, với vai trò là “chủ sở hữu doanh nghiệp”, Chính phủ cũng phải bảo đảm DNNN hoạt động hiệu quả, bền vững, và để làm điều đó đòi hỏi phải có cơ chế quản trị hiệu quả, minh bạch.

Đối với các DNNN phi thương mại, cần hạn chế phạm vi các lĩnh vực kinh doanh chính, đồng thời rút vốn khỏi những ngành nghề ngoài lĩnh vực kinh doanh chính thông qua cổ phần hóa để bảo đảm hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụ xã hội. “Cần hạn chế số lượng các DNNN thương mại, yêu cầu những DN này tuân thủ các quy luật thị trường, cũng như không ưu đãi, ưu tiên đặc biệt để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa DNNN và DN tư nhân”- ông Seck Yee Chung đề nghị.

Theo phân tích trong báo cáo của Nhóm Công tác Đầu tư và Thương mại tại VBF, nhiều DNNN đã hoạt động không hiệu quả và thua lỗ lớn. Thực tế phát sinh yêu cầu phải có một cơ chế giám sát hiệu quả hơn nữa đối với các DNNN. Do đó, Nhóm đề nghị Chính phủ xem xét việc huy động công chúng tham gia giám sát với tiêu chí minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động của DNNN. Cụ thể là ban hành Quy chế công bố thông tin về hoạt động của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.

Báo cáo cũng cho biết, tốc độ cổ phần hóa DNNN đã giảm mạnh trong những năm vừa qua, từ hơn 800 DN được cổ phần hóa trong năm 2004-2005 đã giảm xuống còn vài chục DN trong năm 2012. Về vấn đề này, tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, thời gian qua, quá trình cổ phần hóa DNNN chậm vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Cụ thể, năm 2012, cả nước chỉ cổ phần hóa được 34 DN, những tháng đầu năm 2013, con số này chỉ dừng ở gần 100 DN so với kế hoạch là 175 DN. Tuy nhiên, sắp tới quá trình này sẽ được đẩy nhanh hơn, đến năm 2015, Việt Nam sẽ chỉ còn 600 DNNN và tiếp tục xuống còn 300 DN vào 2020 theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt” - Phó Thủ tướng khẳng định.

An Tư

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap