【phân tích bóng đá hôm nay】Những ngành vàng mắt tìm nhân sự rồi nghe... "tạm biệt em đi"

Những ngành vàng mắt tìm nhân sự rồi nghe... "tạm biệt em đi"

(Dân trí) - Các doanh nghiệp không dễ kiếm nhân lực ngành chăn nuôi, thú y. Nỗi khổ lớn nhất với các doanh nghiệp là tuyển người vào, đào tạo cho đến khi vừa quen việc thì nghe lời chào "tạm biệt em đi"

Đây là vấn đề thực tế được nêu tại ngày hội triển lãm công nghệ và tuyển dụng khối ngành thú y - chăn nuôi năm 2023 do Trung tâm hợp tác doanh nghiệpHUTECH tổ chức ngày 21/4. Sự kiện mang đến 1.500 cơ hội thực tập, việc làmdành cho sinh viên đã và sắp tốt nghiệp. 

Phát biểu tại đây, ThS Nguyễn Phúc Khoa, Phó chủ tịch hội Lương thực - thực phẩm TPHCM nhấn mạnh, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất, kinh doanhlương thực, thực phẩm, ngành chăn nuôi còn rất nhiều tiềm năng.

Sinh viên tìm hiểu về ngành thú y - chăn nuôi tại ngày hội tuyển dụng (Ảnh: Hoài Nam).

Đặc biệt, những năm gần đây ngành chăn nuôi phát triển cả về quy mô và tính chuyên môn hóa, từ chăn nuôi nhỏ lẻ dịch chuyển dần sang mô hình sản xuất tập trung, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chăn nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội. 

Theo ông Khoa, để nâng cao hiệu quả sản xuất, các doanh nghiệp, trang trại cũng như hệ thống quản lý nhà nước đang có nhu cầu rất lớn nhân lực có kiến thức tổng hợp cả về chăn nuôi và thú y.  Đây chính là cơ hội với sinh viên theo học các chuyên ngành đặc thù này.

Nhu cầu với lĩnh vực này cao nhưng trên thực tế các doanh nghiệp không dễ tuyển người. Có một điều không khó để nhìn thấy là những năm gần đây, học sinh có xu hướng chọn các ngành kinh tế, thương mại, dịch vụ hơn các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, thú y kéo theo khó khăn, thiếu hụt về nhân sự cho lĩnh vực này. Nhiều doanh nghiệp đăng tuyển dụng liên tục nhưng không tìm ra người. 

Ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng phòng nhân sự Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Việt đang liên tục phát triển theo dạng mô hình hóa, đặc biệt là xu hướng sản xuất sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng. Vì vậy nguồn nhân lực đang là một vấn đề cấp thiết mà nhiều doanh nghiệp nông nghiệp đang gặp phải khi cung không đủ đáp ứng nhu cầu. 

Ông Vũ Thành, Giám đốc kinh doanh nông sản phía Nam, tập đoàn Quế Lâm thông tin, doanh nghiệp có trung tâm tuyển dụng, đào tạo ở Huế để xây dựng nguồn nhân lực phân bổ cho các khu vực. Công ty đang có nhu cầu nhân sự ngành chăn nuôi, cần nhiều kỹ sư chăn nuôi cho thị trường phía Nam. 

Theo ông Thành, nhân lực cho lĩnh vực này không dễ tuyển dụng người phù hợp để gắn bó bởi công việc không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ mà còn cần kinh nghiệm, yêu và xác định chịu khó, gắn bó với nghề. 

Tuyển người đã "vàng mắt" nhưng theo bà Nguyễn Thị Hảo, Trợ lý Phó tổng giám đốc Công ty CP dược và vật tư thú y, ở lĩnh vực này, giữ được người còn mệt hơn nữa. Công ty bà và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thường xuyên rơi vào cảnh... đào tạo cho nơi khác. Nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoay, tuyển được người, đầu tư đào tạo, bồi dưỡng đến 1 - 2 năm thạo việc thì các bạn "chào tạm biệt, em đi". 

Theo bà Nguyễn Thị Hảo, lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, thú y khó nhất là giữ được nhân sự mình đã... đào tạo (Ảnh: Hoài Nam).

Bà Hảo cho hay, nhiều bạn trẻ nhìn mức lương bên đối tác cao hơn chút, hay gặp chút trắc trở là "nhảy" việc. Khả năng chịu áp lực của không ít người còn kém, dẫn đến khó khăn cho công ty và cho chính lộ trình phát triển của các nhân sự. Chỉ mới làm một thời gian, những cá nhân chưa hiểu hết về văn hóa, cơ hội ở công ty mà đã buông, lại... bắt đầu lại.

"Tôi vừa mới gặp 5 bạn trẻ gen Z, chỉ mới ra trường 3 - 5 năm nhưng đã nhảy việc qua 5 - 6 công ty. Nhiều bạn nhảy việc nhiều quá, sau bằng ấy thời gian vẫn cứ như đang... thử việc", bà Nguyễn Thị Hảo kể. 

Nhà tuyển dụng này nêu quan điểm, công việc này đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng và đặc biệt là ngoại ngữ khi ngày càng phải làm việc nhiều với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, theo bà Hảo, các trường đào tạo cũng cần quan tâm đến việc trang bị cho sinh viên hành trang để vượt qua những thử thách ban đầu, gắn bó với hơn với nơi mình làm việc.

Mức lương trong lĩnh vực này, bà Hảo thông tin, đối với bác sĩ thú y khoảng 10 triệu đồng; nhân viên kinh doanh khoảng 15 triệu đồng tùy doanh thu; nhân viên nông trại mức lương 7 - 10 triệu đồng, quản lý nông trại ở mức 15 - 20 triệu đồng. 

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thông TPHCM chia sẻ, ngành nông nghiệp, chăn nuôi - thú y chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế nhưng lại rất quan trọng đối với sự phát triển và thúc đẩy chung của TPHCM.

Tuy nhiên, theo ông Hiệp, định hướng trong tương lai để nhóm ngành nông nghiệp, chăn nuôi phát triển, tăng tỷ trọng trong môi trườngđô thị cũng như cải thiện chất lượng, đưa ngành nghề dần trở thành một dịch vụ xã hội là thách thức không nhỏ. Điều này đòi hỏi sinh viên học ngành này phải nâng cao chuyên môn, tri thức, thực hành, kỹ năng, thái độ để tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao.