Trong lòng dãy Phia Oắc,ỏthiếcsiêukhủngởViệbxh malaysia super league huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có một khu mỏ đặc biệt có tên là mỏ thiếc Tĩnh Túc. Nơi đây còn ghi những dấu ấn đậm nét của Liên Xô ở vùng địa đầu Tổ quốc.
Thiếc là gì?
Thiếc là một kim loại màu trắng-vàng, mềm, dẻo và khá bền. Thiếc thường được dùng để tráng lên bề mặt các vật bằng thép, vỏ hộp thực phẩm, nước giải khát, có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp không độc hại.
Ngoài ra, thiếc còn được dùng trong trong hợp kim như chất hàn chì, thiếc bột; hộp thiếc, đồng thiếc, áp dụng chế tạo đèn trang trí và nhiều đồ gia dụng khác. Thiếc là khoáng sản có giá trị kinh tế cao, được khai thác và sử dụng từ thời kỳ đồ đồng, 3000 năm trước Công nguyên. Khi mới được phát hiện và sử dụng, thiếc được trộn với đồng để làm ra đồng thau. Sau đó, do có tính độc thấp, thiếc được dùng để sản xuất đồ dùng gia đình như đĩa, bát.
Sản phẩm sử dụng thiếc.
Hiện nay, hợp kim từ thiếc được dùng trong nhiều ứng dụng khác nhau, như hàn, hay làm nam châm và dây siêu dẫn. Thiếc còn được dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh và lớp tráng chống mưa gió cho cửa sổ và kính chắn gió.
Do có ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề nên thiếc cũng được khai thác rộng rãi trên toàn thế giới.
Theo Cục khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), sản lượng khai thác thiếc của thế giới chủ yếu tập trung vào Trung Quốc, Indonesia và Myanmar (lần lượt với 81.000 tấn, 66.000 tấn và 33.000 tấn vào năm 2020). Trong đó, trữ lượng ước tính nhiều nhất thuộc về Trung Quốc (với 1,1 triệu tấn) Indonesia (800 nghìn tấn), Mỹ, Australia, Bolivia (khoảng 400 nghìn tấn).
Việt Nam cũng xuất hiện trong thống kê của USGS với sản lượng hàng năm gần bằng Mỹ, nằm trong top 10 trong số các nước khai thác thiếc trên thế giới.
Sản phẩm sử dụng thiếc. |
Mỏ thiếc đặc biệt ở Việt Nam
Cách thành phố Cao Bằng khoảng 50 km là mỏ thiếc Tĩnh Túc, nằm ở thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, mỏ thiếc Tĩnh Túc (nay là Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng) ra đời năm 1955 và trở thành nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời kỳ đó. Theo tờ Nông nghiệp Việt Nam, mỏ thiếc này được xem là đứa con đầu lòng của nền khai khoáng, luyện kim màu ở Việt Nam.
Sản phẩm sử dụng thiếc. |
Theo đó, mỏ thiếc Tĩnh Túc là mỏ lộ thiên bắt đầu hoạt động vào cuối thế kỷ 19. Năm 1902, mỏ này thuộc sở hữu của người Pháp. Sau năm 1954, cùng với cả nước, quân và dân Cao Bằng đã bước vào thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: xây dựng miền Bắc XHCN và chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhờ nguồn tài nguyên phong phú và quý hiếm như: vàng, mangan, thiếc, vonfram…, và các khai trường, hầm mỏ do thực dân Pháp để lại, Cao Bằng được Trung ương định hướng tập trung vào ngành công nghiệp khai khoáng luyện kim màu.
Một chuyên gia ngành Địa chất của Liên Xô đang giới thiệu tác dụng của một cái mũi khoan máy thăm dò cho các công nhân Mỏ thiếc Tĩnh Túc - Cao Bằng. Ảnh: Vimico
Được các chuyên gia Liên Xô giúp đỡ, tháng 10/1955, Mỏ Thiếc Tĩnh Túc được thành lập và tiến hành tổ chức, xây dựng đội ngũ công nhân, cải tạo lại các cơ sở, hầm mỏ sản xuất… Đúng một năm sau, Xí nghiệp sản xuất Mỏ Thiếc Tĩnh Túc được khánh thành và đi vào hoạt động. Công trình khi đó có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, góp phần thắt chặt tinh thần hữu nghị Việt - Xô.
Khi ấy, để làm ra hạt quặng ở Tĩnh Túc, người thợ mỏ phải vượt qua không biết bao khó khăn, gian khổ do thiếu thốn nhiều đường. Đường xa, rừng núi âm u, địa hình hiểm trở. Chưa kể, thời kì này Việt Nam vẫn thiếu thốn về trang thiết bị, nguồn thực phẩm và chịu nhiều sự khắc nghiệt của thời tiết... Nhưng vượt lên trên hết, tập thể cán bộ mỏ thiếc đã làm ra những thỏi thiếc đầu tiên trong sự phấn khởi vô bờ. Ngày 15/9/1958, Mỏ Thiếc Tĩnh Túc vinh dự được Bác Hồ về thăm và động viên.
Thiếc đã được đúc thành thỏi năm 1956
Thời điểm những năm 1960-70, Tĩnh Túc trở thành thị trấn sầm uất, dân số cả vài ngàn người, đèn điện sáng trưng, đời sống sung túc. Hiện nay, công tác khai khoáng, sàng lọc quặng thiếc tại Tĩnh Túc vẫn được duy trì.
Tờ Nông nghiệp Việt Nam cho biết, theo biểu đồ thống kê qua các thời kỳ, năm mỏ đạt sản lượng cao nhất là 1962, với tổng số 619 tấn quặng thiếc khai thác được. Sau đó, đến năm 1967 là thời điểm số lượng công nhân của mỏ đạt đỉnh với tổng số 3.000 người.
Để phục vụ cho từng đó công nhân, lực lượng chăm lo đời sống phải lên đến hàng chục người, chưa kể những người phải đi học để nấu ăn, phục vụ riêng cho các chuyên gia Liên Xô.
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, đơn vị có một bề dày lịch sử và truyền thống của nhiều thế hệ giai cấp công nhân vùng mỏ, với sản phẩm truyền thống là thiếc thỏi thương phẩm 99,75% Sn. Những công nhân trẻ của đơn vị cho biết, hiện nay thu nhập hàng tháng của họ có thể đạt tới 6 - 7 triệu đồng/tháng, còn nếu tính trung bình cho cả đơn vị, thu nhập có thể lên đến 11 triệu đồng/tháng.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Nhận diện các siêu kim loại giá trị ở Việt Nam: Những "cục đá thô" mà cả thế giới săn lùng
Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới, đặc biệt là đất hiếm và kim loại có tính ứng dụng cao cho công nghệ tương lai.