Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm. |
Bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 7,ĐãlườngtrướctácđộngcủacaotốcGiaNghĩtỷ lệ kèo nha cai Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tưDự ánđầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Trước đó, khi thảo luận tại tổ, có ý kiến đề nghị đánh giá kỹ phương án tài chính, thời gian thu phí BOT của Dự án này trong bối cảnh có 2 dự án BOT song hành
Cụ thể, hiện nay, cao tốc đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có hướng tuyến cơ bản song song với Quốc lộ 14 hiện hữu. Trên Quốc lộ 14 có 2 dự án đang khai thác theo hình thức hợp đồng BOT, gồm Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Cầu 38 - thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước do Công ty Cổ phần Đức Thành - Gia Lai là nhà đầu tư, Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Km817 - Km887, tỉnh Đắk Nông của Công ty BOT & BT Đức Long Đắk Nông là nhà đầu tư, UBND tỉnh Đắk Nông là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nêu ý kiến tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng việc tiếp tục đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành theo phương thức PPP, sẽ dẫn đến bất cập, ảnh hưởng đến 2 đường BOT hiện hữu.
Ông Hòa đề nghị “Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải cần nghiên cứu để đảm bảo công bằng, thuận lợi cho các đối tác đầu tư”.
Đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) cũng cho rằng cần tính đến lợi ích của hai nhà đầu tư có dự án BOT trên tuyến Quốc lộ 14 và tuyến đường Hồ Chí Minh.
Vị đại biểu An Giang nói, khi kêu gọi nhà đầu tư tham gia dự án này theo phương thức PPP cần phải tính đến việc hài hòa lợi ích, cũng như chia sẻ rủi ro hợp lý, trong đó Nhà nước cần tạo điều kiện cho nhà đầu tư có phương án thu hồi vốn hiệu quả.
“Điều này rất quan trọng bởi dự án không đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư thì có khi chúng ta phải chuyển dự án sang phương thức đầu tư công thì lại gây chậm tiến độ”, ông Sinh nhấn mạnh.
Còn theo đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) thì cần cân nhắc cơ chế, chính sách chỉ định thầu. “Qua triển khai thực hiện các dự án, chúng ta thấy rằng trên thì mở dưới lại rất chặt chẽ”, ông Long lo ngại.
Vị đại biểu Đồng Nai nêu ví dụ quy định cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chỉ định thầu với các tư vấn thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Nhưng tất cả trình tự, thủ tục vẫn theo luật bình thường, “không có cơ chế nào đặc biệt”.
Giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cho biết theo phương án tài chính đã trình, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được quy hoạch 6 làn xe và sẽ thi công xây dựng hoàn chỉnh 4 làn với 50% phần vốn Nhà nước tham gia. Dự kiến, tới năm 2045 sẽ tiếp tục mở rộng thêm 2 làn xe.
“Dự án có thời gian hoàn vốn tương đối tốt so với các dự án trước đây, khoảng 18 năm. Đây là điểm mà các nhà đầu tư giao thông rất yêu thích và các ngân hàngcũng đồng tình”, ông Thắng nói về tính khả thi của phương thức đầu tư PPP.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng nhìn nhận, hiệu quả tài chính và thời gian thu hồi vốn của cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành tương đồng với 3 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vừa hoàn thành và chuẩn bị đưa vào thu phí.
Thực tế đã có nhà đầu tư quan tâm và đề xuất thực hiện, ông Thắng nhận định dự án này có tính khả thi cao.
Về tác động của cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành với các dự án BOT song hành, Bộ trưởng Thắng cho hay Chính phủ đã lường trước vấn đề này và yêu cầu Bộ GTVT trình phương án xử lý, tháo gỡ các dự án BOT bị ảnh hưởng, đặc biệt do quá trình Nhà nước đầu tư các dự án BOT cao tốc Bắc - Nam phía Đông và các trục ngang trong đó có dự án này.
Bộ GTVT cũng đã trình, trong đó đề xuất một số phương án tuỳ theo mức độ ảnh hưởng thực tế, ông Thắng cho hay. Cụ thể, phương án được Bộ trưởng đề cập là có thể kéo dài thời gian thu phí nếu hai dự án BOT bị ảnh hưởng, nhưng vẫn đảm bảo lưu lượng xe và khả năng tài chính.
Trong trường hợp doanh thu quá dài thì sẽ cân đối xem xét để bổ sung hỗ trợ một phần ngân sách Nhà nước cho hai dự án và tiếp tục thu phí.
Hồi âm lo ngại của đại biểu về tiến độ dự án phải hoàn thành vào năm 2026, Bộ trưởng Thắng khẳng định dự án này được thực hiện vào thời điểm thuận lợi khi chúng ta đã có kinh nghiệm làm nhiều dự án cao tốc.
Thời gian thực hiện dự án này được tính toán dựa trên kinh nghiệm thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2, thông thường chỉ khoảng 1,5 năm, còn 2 năm là quá dài.
Dẫn chứng, ông Thắng nêu đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2 khởi công ngày 1/1/2023, các dự án này gặp rất nhiều khó khăn về nguyên vật liệu và giải phóng mặt bằng nhưng giải quyết được các nút thắt này, thời gian thực hiện rất nhanh, tối đa không quá 24 tháng, nhiều dự án rút ngắn thời gian khoảng 8 tháng.
Với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Bộ trưởng giải thích, không phải đấu thầutìm đơn vị xây lắp nên rất thuận lợi. Ngoài ra, về giải phóng mặt bằng, các địa phương rất quyết tâm.
“Sau khi Quốc hội phê duyệt, Chính phủ sẽ chỉ đạo và hai địa phương sẽ tích cực giải phóng mặt bằng và dự kiến khởi công ngay trong 2024”, Bộ trưởng GTVT khẳng định trước Quốc hội.