Trong 10 năm tới,ạcsốmôhìnhtươnglaicủaKhobạcViệhagl vs binh dinh Kho bạc Nhà nước đặt mục tiêu “tham vọng” hơn, mô hình tương lai của Kho bạc Việt Nam chính là kho bạc số, mang đến sự phục vụ tốt nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Không bỏ việc nữa nhờ giao dịch điện tử
Tôi muốn bắt đầu bài viết này bằng câu chuyện xúc động trong một chuyến công tác tới Kho bạc Nhà nước (KBNN) một số tỉnh miền núi phía Bắc. Vì hầu hết các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, khoảng cách từ các xã đến KBNN huyện còn xa, giao thông không thuận lợi, nên lãnh đạo KBNN tỉnh quyết tâm đẩy nhanh phủ sóng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đến các đơn vị sử dụng ngân sách. Giám đốc KBNN huyện Yên Bình (Yên Bái) Phạm Tiến Bình chia sẻ với chúng tôi câu chuyện về lợi ích của loại dịch vụ công ưu việt này. Anh cho hay, xã xa nhất cách kho bạc huyện đến 90km. Khi chưa sử dụng DVCTT, kế toán xã mỗi lần giao dịch phải “khăn gói” đi mất 2 ngày. Do không có điều kiện được gặp trực tiếp vị kế toán xã đó, chúng tôi xin số điện thoại để liên lạc. Câu chuyện của chị đã khiến tôi không khỏi xúc động.
Cởi mở chia sẻ câu chuyện với chúng tôi qua điện thoại, chị Hoàng Thị Thúy Dung - kế toán xã Xuân Long kể, 16 năm làm kế toán xã, mỗi lần đi giao dịch ở KBNN huyện Yên Bình, chị phải ngồi thuyền 4 giờ xuyên qua lòng hồ Thác Bà. Mỗi lần về kho bạc hoàn tất giao dịch, chị phải mất 2 ngày. Sáng thì phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, đến chiều mới tới kho bạc huyện, hết giờ giao dịch không kịp lĩnh tiền, chị phải ngủ lại, sáng đến kho bạc lấy tiền rồi mới về được. “Hàng tháng, tôi phải về kho bạc huyện để rút lương, thưởng, đối chiếu, nghiệm thu thanh toán công trình... Do bị say xe nên mỗi lần đi kho bạc huyện, tôi phải chọn cách đi thuyền. Phương tiện duy nhất ở hồ Thác Bà đều là thuyền đã cũ, chỉ có mái che nên những ngày mưa to gió lớn chúng tôi thường bị ướt hết. Trời nắng thì nóng, ngày mưa thì ướt, chưa kể những ngày mùa đông gió rét. Vất vả quá nên tôi nhiều lần tính đến chuyện nghỉ việc” - chị Dung kể. Nhưng từ tháng 6 năm nay, được sự giúp đỡ của các cán bộ KBNN huyện Yên Bình, tham gia sử dụng DVCTT, vị kế toán này ngồi nhà vẫn nộp được hồ sơ, chứng từ, “nên không còn muốn bỏ việc nữa”. “Đến giờ, tôi không còn phải vất vả đi mà công việc vẫn chạy” - chị Dung vui vẻ tâm sự.
Phương tiện di chuyển tại hồ Thác Bà được cán bộ xã Xuân Long lựa chọn khi đến KBNN huyện Yên Bình (Yên Bái). |
Thành quả nổi bật trong việc hiện đại hóa KBNN trong những năm qua là việc xây dựng và triển khai thành công hệ thống TABMIS trên toàn quốc; qua đó, gắn kết chặt chẽ các khâu của quy trình quản lý NSNN, nhất là giữa khâu thực hiện với các khâu khác của quy trình quản lý và góp phần nâng cao chất lượng, tính kịp thời của thông tin báo cáo. Bên cạnh hệ thống TABMIS, các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) khác trong quản lý, quản trị hoạt động của KBNN cũng được phát triển; đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tài chính - ngân sách cũng như yêu cầu quản trị nội bộ KBNN. Riêng trong năm 2019, KBNN đã xây dựng và triển khai ứng dụng di động KBNN, từng bước tiếp cận với thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cần cả “nhân lực và nguồn lực” để vận hành kho bạc số
Khái niệm “kho bạc số” không hề mơ hồ. Trong thời gian tới, cùng với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử và hình thành Chính phủ số, KBNN đang nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý ngân sách và kế toán nhà nước số, từng bước xây dựng và hình thành Kho bạc số giai đoạn 2020-2030. KBNN cũng đã đưa ra lộ trình triển khai cụ thể.
Trong đó, giai đoạn 2021 - 2023 sẽ thực hiện cải cách công tác thu NSNN theo mã định danh của từng khoản thu; xây dựng và triển khai dịch vụ phân bổ NSNN trực tuyến. Giai đoạn 2022 - 2025 kết nối liên thông dữ liệu giữa ngành Tài chính và ngành Kế hoạch đầu tư trong quá trình mua sắm công và chi ngân sách. Trong giai đoạn 2023 - 2030 ứng dụng CNTT để cải cách về kế toán nhà nước như đưa vào ban hành chuẩn mực kế toán công áp dụng tại Việt Nam; hoàn thiện kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp và kế toán NSNN hình thành kế toán nhà nước; xây dựng và triển khai cổng dịch vụ kế toán nhà nước và nghiệp vụ KBNN.
Tại một cuộc hội thảo bàn về định hướng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030, ông Sandeep Saxena - Chuyên gia cao cấp đến từ Vụ Các vấn đề tài khóa của Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết, ông rất ấn tượng với những thành tựu KBNN đã đạt được trong thời gian qua. Đưa ra mô hình kho bạc tương lai của Việt Nam vào năm 2030, theo ông Sandeep Saxena, đó sẽ là: “Một kho bạc điện tử hoàn thiện trên mọi phương diện. Đến năm 2030, mọi xử lý giao dịch phải được số hóa và hệ thống phải ghi nhận được mọi bước của giao dịch với cơ chế kiểm soát điện tử đã thiết lập sẵn trong hệ thống và như vậy sẽ không cần phải có những hồ sơ bằng giấy được chuyển từ nơi này sang nơi khác nữa”.
Theo KBNN, kho bạc số là mô hình kho bạc được tổ chức và hoạt động nhằm tận dụng các ưu thế của dữ liệu số trong việc tối ưu hóa, chuyển đổi và tạo ra các dịch vụ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của KBNN. Đồng thời, kho bạc tập trung vào cải cách, gắn kết chặt chẽ các dịch vụ công vào các tác vụ hằng ngày của công dân dựa trên nền tảng vạn vật kết nối và chia sẻ, khai thác dữ liệu để phục vụ người dân, doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng ngân sách, các cơ quan quản lý và các cấp chính quyền.
Kho bạc 3 không Mục tiêu của Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước là xây dựng Kho bạc điện tử, tiến tới Kho bạc số với 3 không: “Không khách hàng tại trụ sở”, “Không tiền mặt” và “Không giấy tờ”. Mô hình 3 “không” này đến nay đã dần trở thành hiện thực. Hiện có gần 70% số thu ngân sách Nhà nước đã thực hiện qua các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu và 99% số thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo phương thức điện tử. Kho bạc giờ đây cũng đã vắng bóng khách hàng và việc thực hiện theo hình thức điện tử đã giảm số lượng lớn giấy tờ giao dịch. |
Minh Anh