Lúc chúng tôi có mặt tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo dù đã chiều muộn nhưng dòng phương tiện đổ về vẫn rất đông. Anh Lê Minh Đức,ứcxuântrênCửakhẩuquốctếCầxem bong đá trưc tiếp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đi cùng cho biết: “Sau hai năm “đóng băng” vì dịch Covid-19, thì lại thấy được không khí hối hả của những ngày “chạy Tết”. Cuối năm đa phần là doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất kinh doanh, các mặt hàng tiêu dùng phục vụ thị trường Tết và xuất khẩu các mặt hàng vật liệu xây dựng, nông sản, hoa quả”…
Trong bối cảnh vừa phòng dịch, vừa đảm bảo thông quan hàng hóa, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Phối hợp với các đơn vị của Lào hỗ trợ thời gian thông quan qua cửa khẩu; phân luồng phương tiện chở hàng hóa qua cửa khẩu. Bên cạnh đó, tập trung kiểm tra sau thông quan đối với lô hàng có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra những doanh nghiệp, mặt hàng trọng điểm có độ rủi ro cao; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, gian lận thuế, chuyển giá; tập trung kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm sở hữu trí tuệ...
Tính đến ngày 31/12, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện thủ tục hải quan cho 401 doanh nghiệp với 12.628 tờ khai, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 4.693 triệu USD. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu gồm: máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy thép, sắt thép và sản phẩm điện tử, hợp kim, dầu nhiên liệu...
Ông Lê Minh Đức cho biết: Cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lựa chọn khu kinh tế (KKT) Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo cùng với 7 KKT cửa khẩu trọng điểm khác trên cả nước để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, thì nơi đây mới thoát khỏi cảnh đìu hiu sau gần một thập kỷ.
Thời gian gần đây, một số dự án được đầu tư và đi vào hoạt động bước đầu làm “ấm” lên môi trường đầu tư cho các khu công nghiệp tại KKT cửa khẩu. Điển hình, dự án Nhà máy May Five Star ở Khu công nghiệp Đại Kim có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng đã tái khởi động và đi vào sản xuất. Ngoài ra, dự án Nhà máy Chế biến gỗ cũng đang làm thủ tục để vào đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cũng khẳng định, Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là cửa ngõ ngắn nhất để các nước Lào, Thái Lan xuất nhập hàng hóa qua cảng Vũng Áng. Cửa khẩu được đầu tư để phát triển, đi lại thuận lợi thì kéo theo Vũng Áng và các khu du lịch biển, buôn bán thương mại của tỉnh phát triển.
Cán bộ Hải quan Cầu Treo kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu. |
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Ban Quản lý KKT tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có hàng hóa vận chuyển bằng container qua cảng Vũng Áng gắn với thu hút doanh nghiệp Lào, Thái Lan thông quan qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng KKT tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật khu vực cổng A, KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan vận động các doanh nghiệp kinh doanh, vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu…
Năm 2022, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã kêu gọi, thu hút được một số doanh nghiệp về làm thủ tục hải quan trên địa bàn. Trong đó phải kể đến những “ông lớn” như: Công ty CP Giải pháp năng lượng VinES Hà Tĩnh; Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng II, qua đó tạo tiền đề tăng thu ngân sách năm 2022 và các năm tiếp theo.
Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là cửa ngõ ngắn nhất để các nước Lào, Thái Lan xuất - nhập hàng hóa qua cảng Vũng Áng. Cửa khẩu được đầu tư để phát triển, đi lại thuận lợi thì kéo theo Vũng Áng và các khu du lịch biển, buôn bán thương mại của tỉnh phát triển. |
Ông Cao Đức Thắng, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Đơn vị thường xuyên đổi mới công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tăng cường đối thoại, tập huấn chính sách cho doanh nghiệp (DN). Trong năm, Cục thường xuyên tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với người khai hải quan trên địa bàn để kịp thời phổ biến pháp luật, hỗ trợ vướng mắc phát sinh liên quan đến chính sách mặt hàng, trị giá tính thuế, chính sách thuế, hoàn thuế, xử phạt vi phạm hành chính”.
Năm 2022, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh được Bộ Tài chính giao chỉ tiêu dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) 8.450 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 8.500 tỷ đồng, Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu phấn đấu 8.800 tỷ đồng. Mức giao thu này đứng thứ 11/35 địa phương trong toàn ngành Hải quan.
Tuy nhiên tính đến ngày 31/12, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã thu NSNN 8.520,81 tỷ đồng, đạt 100,84% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao (8.450 tỷ đồng), đạt 100,24% chỉ tiêu HĐND tỉnh Hà Tĩnh giao (8.500 tỷ đồng), đạt 96,82% chỉ tiêu phấn đấu Tổng cục Hải quan giao (8.800 tỷ đồng) và tăng 17,74% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, thu cao nhất là Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Vũng Áng với 8.005,85 tỷ đồng; tiếp đến là Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với 462,86 tỷ đồng và Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Xuân Hải với 64,92 tỷ đồng. Số còn lại là thu từ công tác bán hàng tịch thu và kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành.
Sau khi hoàn thành dự toán Bộ Tài chính và HĐND tỉnh giao của năm 2022, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục “chinh phục” mốc 10.968 tỷ đồng trong năm 2023.