您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【xem tttt bóng đá hôm nay】Tạo động lực cho kinh tế tập thể phát triển

88Point2025-01-24 22:57:35【Cúp C1】5人已围观

简介(CMO) Kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) có vai trò và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xem tttt bóng đá hôm nay

Báo Cà Mau(CMO) Kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) có vai trò và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của kinh tế tập thể càng được chú trọng giảm dần hình thức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ theo hộ gia đình truyền thống trước nay của người dân.

Qua đó, số lượng HTX đang ngày một tăng nhanh về số lượng với hình thức hoạt động đổi mới để theo kịp sự phát triển của kinh tế - xã hội với nhiều mô hình mới, cách làm hay.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta cần có sự quản lý và định hướng rõ ràng để giúp mô hình kinh tế hợp tác phát triển bền vững chứ không chỉ chạy theo số lượng, hình thức giống như mỗi xã phải hình thành được một HTX mà không quan tâm đến năng lực hoạt động, trình độ năng lực quản lý cũng nhưng lợi nhuận bền vững của các xã viên.

Kinh tế tập thể cần thực chất

Qua 5 năm triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể, công tác hướng dẫn, đánh giá, phân loại các HTX có nhiều chuyển biến. Cà Mau đang tiến tới xây dựng mô hình HTX mang tính bền vững thông qua việc các cơ quan chức năng đã tiến hành rà soát, làm thủ tục giải thể 171 HTX, tổ chức đăng ký lại 55 HTX, chuyển sang loại hình kinh tế khác 2 HTX, còn lại 9 HTX hoạt động đúng Luật HTX 2012. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 186 HTX với hơn 3.100 thành viên trên tổng số vốn điều lệ đăng ký hơn 240 tỷ đồng.

Hiện tại có những HTX phát triển nhưng lại không phụ thuộc quá nhiều vào chất lượng tổ chức mà do tính đặc thù của sản phẩm làm ra từ HTX đó. Tuy nhiên, họ cũng gặp khó về chính sách vay vốn tín dụng. Một trong những HTX phát triển hiệu quả hiện nay có thể kể đến HTX Chế biến than 2/9, ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, huyện Năm Căn. Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc HTX, cho biết: “Hiện sản phẩm làm ra của HTX không đủ cầu, thu nhập bình quân mỗi xã viên trên 10 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, giờ làm than khó khăn hơn bởi muốn mua đước về hầm than cũng không dễ dàng. Khi đến mùa khai thác, mình phải đấu thầu nhưng vốn của HTX ít nên khó có thể cạnh tranh được để mua gỗ tốt, mà mua gỗ kém chất lượng thì sau khi hầm sản phẩm thu được năng suất không cao. Trong khi đó, đến nay HTX chưa tiếp cận được nguồn vốn vay nào do không có tài sản thế chấp”.

Mô hình hoạt động của HTX Dịch vụ nông nghiệp lúa - tôm Trí Lực đang phát huy hiệu quả.

Không những vậy, chỉ với việc chính sách hỗ trợ khi thành lập mới mỗi HTX được hỗ trợ từ 5-7 triệu đồng/HTX (tuỳ theo số lượng thành viên nhiều hay ít), trong đó bao gồm cả chi phí vận động tuyên truyền cho sáng lập viên; Chi phí tổ chức hội nghị thành lập, chi phí hoàn thành hồ sơ thủ tục đăng ký HTX, làm con dấu và bảng hiệu trụ sở HTX thì không thể khuyến khích người dân tham gia.

Trong khi đó, về chính sách tín dụng tuy đã có Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhưng các HTX trong tỉnh hầu hết không vay được, cả tín chấp và thế chấp. Nguyên nhân do phương án sản xuất, kinh doanh không khả thi; Tài chính, tài sản HTX thiếu minh bạch; Không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đem thế chấp là loại tài sản có nguồn gốc mà Luật HTX xác định là “tài sản không chia” như: Đất HTX là tài sản được Nhà nước giao hoặc thuê có thời hạn; Trụ sở HTX được Nhà nước đầu tư đến 75% bằng nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hoặc nguồn tích luỹ từ quỹ phát triển HTX... Hiện chỉ mới có HTX khai thác thuỷ sản Đoàn Kết, huyện Phú Tân được vay trên 15 tỷ đồng đóng mới 1 tàu cá trong dự án đóng tàu đánh bắt xa bờ.

Ông Nguyễn Thanh Bình bày tỏ: “Thực tế HTX muốn tiếp cận nguồn vốn chính sách rất khó khăn, hiện HTX chỉ vận động nguồn vốn đóng góp từ các xã viên để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh như đấu thầu mua gỗ đước do không có tài sản thế chấp. Mong thời gian tới sẽ có chính sách thoáng hơn để HTX có thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng”.

Nhà nước và htx cùng tham gia

Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh đi vào hoạt động từ cuối năm 2009, đến nay vốn điều lệ từ ngân sách tỉnh cấp chỉ hơn 13 tỷ đồng, vốn từ thành viên đóng góp 326 triệu đồng. Trong điều kiện HTX khó tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, nhiều HTX được vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn, giúp HTX duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, thu nhập cho hàng ngàn thành viên và người lao động trong HTX. Tuy nhiên, có nhiều chủ dự án HTX thực hiện không đúng hợp đồng vay, có điều kiện nhưng chậm thanh toán nợ. Hiện tại, số nợ quá hạn trên 4 tỷ đồng, trong đó nợ xấu trên 1 tỷ đồng do chủ dự án bị chết hoặc đi khỏi địa bàn tỉnh. Có 5 chủ dự án bị kiện ra toà và đã có quyết định thi hành án với tổng số nợ gốc là 780 triệu đồng.

HTX Chế biến than 2/9 dù hoạt động tốt nhưng vẫn gặp khó về chính sách tín dụng.

Điều đó cho thấy, việc nâng cao chất lượng hoạt động cũng như năng lực của ban lãnh đạo HTX cần phải được chú trọng nhiều hơn chứ không chỉ dựa vào sự hỗ trợ từ các chính sách hỗ trợ. HTX không thể cứ tự mình vận động mà phải liên kết theo chuỗi để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Thời gian qua, mô hình liên kết chuỗi cho thấy hiệu quả bền vững. Điển hình như HTX Dịch vụ nông nghiệp và thuỷ sản Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Định hướng phát triển mô hình VietGAP theo nhu cầu thị trường, mô hình lúa - tôm mà các xã viên đang thực hiện đạt hiệu quả cao với thu nhập bình quân mỗi xã viên từ 50-60 triệu đồng/ha. Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Ông Muộn Nguyễn Văn Tiếp cho biết: “Mô hình VietGAP mà HTX đang đi cho thấy tính bền vững do đầu ra sản phẩn luôn được các doanh nghiệp thu mua và bao tiêu tốt, đảm bảo tính ổn định lâu dài".

Tuy nhiên, có thể thấy, thực trạng hiện nay là nhiều HTX còn non yếu về công các quản trị, công tác công khai quản lý tài chính, sổ sách chưa cụ thể, rõ ràng. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn thiếu kiến thức về chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của HTX, chậm cập nhật xu hướng của thị trường, chậm áp dụng khoa học - kỹ thuật, đổi mới phương thức sản xuất, liên doanh, liên kết nên sản lượng chưa nhiều, chưa tạo được thương hiệu chung cho các mặt hàng chủ lực; Cơ chế cho vay phát triển HTX tại các ngân hàng còn nhiều vướng mắc nên các HTX chưa chủ động được nguồn vốn để phát triển hoạt động sản xuất; Ở một số nơi cán bộ HTX thường biến động qua các kỳ đại hội, mức thu nhập của cán bộ ban quản trị còn thấp nên chưa khuyến khích, động viên được sự nhiệt tình gắn bó với HTX. Hiện nay, tỉnh đang có nhiều chính sách hỗ trợ để khắc phục nhược điểm này.

Chủ tịch UBND xã Trí Lực, huyện Thới Bình Lâm Thanh Hà cho biết: “Xã hiện nay chỉ mới thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp lúa - tôm Trí Lực. Nhờ có chủ trương cho công chức xã về hỗ trợ công tác kế toán, chính quyền địa phương thường xuyên xuống hướng dẫn nên bước đầu HTX hoạt động rất tốt. Xã chủ động liên kết các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm lúa, tôm của các xã viên nên đầu ra luôn ổn định. Bên cạnh đó, các thành viên chủ chốt của HTX được tập huấn thường xuyên về công tác quản lý nên chất lượng hoạt động của HTX rất khả quan”.

Tại hội nghị tổng kết năm 2018 và kế hoạch năm 2019 của Liên minh HTX tỉnh Cà Mau (vừa diễn ra), Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nhìn nhận, kinh tế tập thể hiện còn nhiều khó khăn, bất cập. Khó từ năng lực hoạt động đến chất lượng và kết nối tiêu thụ. Hoạt động HTX năm qua dù khá hơn so cùng kỳ nhưng số HTX ngưng hoạt động vẫn ở mức cao. Số HTX hoạt động hiệu quả chỉ chiếm 15%. Một số chủ trương thực hiện chậm hơn các địa phương khác. Để HTX hoạt động hiệu quả, cần thay đổi nhận thức trước tiên của người dân, đây là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Đồng thời, nghiên cứu và đổi mới công tác đào tạo cán bộ quản lý HTX./.

Phúc Duy

很赞哦!(841)