【số liệu thống kê về union berlin gặp werder bremen】Sửa đổi Thông tư 36 sẽ khắc phục tình trạng mất cân bằng tài chính

sua doi thong tu 36 se khac phuc tinh trang mat can bang tai chinhNgân hàng Nhà nước: Tín dụng tăng 5,ửađổiThôngtưsẽkhắcphụctìnhtrạngmấtcânbằngtàichísố liệu thống kê về union berlin gặp werder bremen75%, tỷ lệ nợ xấu còn 5,65%
sua doi thong tu 36 se khac phuc tinh trang mat can bang tai chinhÁp lực tăng vốn để được “ưu tiên” tín dụng
sua doi thong tu 36 se khac phuc tinh trang mat can bang tai chinhHiến kế khơi thông dòng vốn trung - dài hạn
sua doi thong tu 36 se khac phuc tinh trang mat can bang tai chinhThông tư 36 là bước thay đổi tích cực của tín dụng
sua doi thong tu 36 se khac phuc tinh trang mat can bang tai chinh
Việc sửa đổi Thông tư 36 sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tín dụng tốt hơn.

Trong tầm kiểm soát

Theo dự thảo thông tư được NHNN công bố, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn xuống còn 30% với lộ trình gồm 3 giai đoạn đến năm 2022. Quy định này được áp dụng đối với khoản vay đầu tư vào tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Ngoài ra, dự thảo còn tăng hệ số rủi ro. Cụ thể, hệ số rủi ro là 50% đối với các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay đáp ứng các điều kiện theo quy định, trong đó, khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà có giá trị dư nợ gốc dưới 1,5 tỷ đồng. Hệ số rủi ro 150% dành cho khoản vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có số dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng trở lên.

Theo NHNN, những điều chỉnh trên đang khiến một số ý kiến hiểu chưa đúng, chưa đủ nên gây ra lo lắng.

Lo lắng thứ nhất là tiến độ giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn có lẽ đang quá gấp. Khi đó, dòng vốn tín dụng trung dài hạn bị thắt chặt quá mạnh sẽ đẩy thị trường bất động sản vào khó khăn và từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, giống như giai đoạn 2009-2012.

Lo lắng thứ hai là việc sử dụng các mức ngưỡng quy mô khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống để xác định hệ số rủi ro là chưa chính xác. Sẽ hợp lý hơn khi cách thức phân nhóm căn cứ vào mục tiêu khoản vay thay cho quy mô khoản vay như trong dự thảo.

Tuy nhiên, số liệu mới nhất được NHNN công bố, tỷ lệ nguồn vốn cho vay trung dài hạn đến hết tháng 2/2019 của khối ngân hàng thương mại Nhà nước là 31,12% và của khối ngân hàng TMCP là 32,4% (còn khá xa so với mức trần là 40% hiện nay).

Điều này cho thấy, mức mục tiêu xuống 30% trong hơn 2 hoặc 3 năm tới không phải là con số quá xa vời. Khó khăn có thể xảy ra đối với một số ngân hàng có hoạt động cho vay trung dài hạn lớn, nhưng trên tổng thể thị trường thì đây là mục tiêu khả thi, nên mức tác động được dự báo trong tầm kiểm soát.

Không những vậy, dự thảo cũng đưa ra 2 phương án điều chỉnh với các lộ trình khác nhau. Phương án 1 giảm theo chu kỳ mỗi năm giảm 5%. Phương án 2 giảm theo chu kỳ mỗi năm giảm 3%. Vì thế, NHNN cho rằng, việc điều chỉnh giảm được thực hiện theo lộ trình và mức giảm 3-5%/năm có lẽ không phải mức vô lý.

Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng, nguồn vốn tín dụng ngân hàng bị hạn chế hơn sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn trên thị trường chứng khoán, từ khu vực tư nhân. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường chứng khoán, từ đó khắc phục hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống tài chính.

Theo NHNN, hiện tỷ trọng tín dụng trung dài hạn của hệ thống tổ chức tín dụng vẫn ở mức 50,6% (cuối năm 2018). Trong khi đó, khu vực trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang còn nhỏ bé với giá trị vốn hóa đến cuối năm 2018 chỉ đạt 8,57% GDP thấp hơn nhiều so với Thái Lan là 21,33% GDP, Malaysia 46,3% GDP. Tình trạng mất cân đối này khiến hệ thống tài chính Việt Nam luôn bị các định chế quốc tế như IMF, WB đánh giá kém về tính lành mạnh và tiềm ẩn rủi ro liên quan đến thanh khoản hệ thống ngân hàng.

Không ảnh hưởng tới bất động sản

Liên quan đến những lo ngại về ảnh hưởng của việc nâng hệ số rủi ro tới lĩnh vực bất động sản, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho hay, dự thảo thông tư sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản.

Bởi tính đến cuối năm 2018, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm kinh doanh và mua bất động sản để ở) tăng trưởng 31,76%. Do đó, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản phù hợp với chủ trương của Chính phủ, định hướng của NHNN là kiểm soát chặt chẽ tín dụng kinh doanh bất động sản và hướng tín dụng vào các dự án hiệu quả, dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ và nhu cầu thực của người dân.

Bên cạnh đó, ông Hùng cho biết, 3 tháng đầu năm 2019, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 3,29% so với cuối năm 2018. Mức tăng này cao hơn mức tăng trưởng chung trong quý I/2019 của nền kinh tế, nên nhận định việc siết nguồn vốn tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là không chính xác. Hơn nữa, việc thay đổi này còn tạo động lực cho các doanh nghiệp bất động sản nâng cao năng lực, uy tín để huy động vốn trên thị trường vốn trong nước cũng như quốc tế, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, phù hợp với xu hướng của quốc tế hiện nay.

Đồng quan điểm, theo chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, NHNN đã luôn cảnh báo nguy cơ “bẫy” nợ xấu trong cho vay bất động sản, khuyến cáo các ngân hàng cần cẩn trọng, nhưng đây là “miếng bánh” rất ngon với tài sản thế chấp được định giá, lãi suất cao, nên các ngân hàng vẫn đổ tín dụng vào bất động sản... Nên trong quá khứ, 70% nợ xấu liên quan tới tín dụng bất động sản. Vì thế, các ngân hàng phải cảnh giác, có chính sách tín dụng hợp lý, tránh gây tổn hại cho nền kinh tế.

Từ những vấn đề trên, phía NHNN đưa ra kiến nghị, trong quá trình hoàn thiện dự thảo, các bộ, ngành liên quan cần lưu ý về mức ngưỡng dư nợ gốc trên 3 tỷ đồng áp dụng hệ số rủi ro 150% nên được tính toán kỹ lưỡng hơn; Bộ Xây dựng cần sớm nghiên cứu và ban hành quy định tiêu chí phân loại sản phẩm bất động sản để NHNN xây dựng chỉ tiêu kiểm soát tín dụng bất động sản phù hợp…