Khu tái định cư Đền Lừ bị người dân kêu ca rất nhiều. Ảnh: Dũng Minh |
Cụ thể,ườidânsẽbớtưutưvớinhàtáiđịnhcưtỷ số trận benfica UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã (nơi có nhà đất tái định cư) kiểm tra, rà soát các trường hợp được mua nhà, hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các hộ dân tại 173 tòa trước ngày 31/3/2017.
Đồng thời, giao Sở Xây dựng chủ trì làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc chậm thành lập Ban quản trị nhà chung cư, qua đó đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thành lập các Ban quản trị nhà chung cư tại các tòa nhà chung cư. Nghiên cứu, đề xuất biện pháp xác định rõ ràng, cụ thể vai trò, trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ bảo trì của Ban quản trị nhà chung cư, đảm bảo việc sử dụng quỹ đúng mục đích, không thất thoát, tránh khiếu kiện...
Kiểm tra cụ thể các tòa nhà chưa có diện tích nhà sinh hoạt cộng đồng; rà soát các diện tích công cộng, dịch vụ để bố trí diện tích nhà đất làm nhà sinh hoạt cộng đồng (có thể bố trí vào diện tích phụ, diện tích tại các tòa nhà liền kề nếu không còn diện tích công cộng, dịch vụ)…
Việc Hà Nội quan tâm đến vấn đề nhà tái định cư có thể coi là điều đáng mừng, bởi lẽ suốt một quãng thời gian dài vừa qua, dù xuống cấp nhanh, ảnh hưởng tới đời sống của cư dân và được phản ánh nhiều lần, nhưng các khu nhà tái định cư tại Hà Nội vẫn “bị bỏ rơi”, khiến công trình càng xuống cấp trầm trọng hơn.
Có thể kể đến các tòa nhà tái định cư xuống cấp nhanh, ảnh hưởng đến đời sống của cư dân như Khu tái định cư 5,3 ha Dịch Vọng, Khu tái định cư Nam Trung Yên, Khu tái định cư Đền Lừ … Tại những khu nhà tái định cư này, một điểm chung là thời hạn bảo hành các công trình thường rất ngắn (đa số từ 1 - 2 năm, tối đa là 5 năm). Do vậy, hiện nay, sau khoảng 10 năm sử dụng, các tòa nhà này xuống cấp, buộc phải xử lý và cải tạo, thì gần như trách nhiệm của nhà thầuvà các đơn vị cung ứng đã không còn với dự án, trong khi chủ đầu tưthì lẩn tránh.
Điển hình cho câu chuyện này là khu nhà tái định cư Nam Trung Yên. Được đưa vào sử dụng từ năm 2005, khu tái định cư Nam Trung Yên được coi là một trong những khu tái định cư kiểu mẫu ở Thủ đô. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, công trình đã bị xuống cấp trầm trọng, rõ nhất là hệ thống tường nhà nhiều chỗ bị bong tróc, nứt nẻ, nước sinh hoạt ngấm từ tầng trên xuống tầng dưới… Không những vậy, thang máy thường xuyên hỏng, thậm chí không hoạt động cả tuần, hành lang nhem nhuốc bốc mùi xú uế, nước chảy tràn lan, rác rưởi bủa vây..., gây bức xúc cho người dân.
Không chỉ khu tái định cư Nam Trung Yên, mà tình trạng xuống cấp nhanh cũng xảy ra tại khu tái định cư Đền Lừ (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai). Theo ghi nhận của phóng viên Đầu tư Bất động sản, toàn bộ khu nhà đã xuất hiện tình trạng rêu mốc, tường ẩm ướt, gạch nền tầng để xe sụt lún, biến dạng, hở cả đường ống thoát nước ngầm, vườn hoa biến thành nơi trồng rau xanh, nhiều nơi trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt. Không chỉ có vậy, tại khu tái định cư Đền Lừ, nhiều hộ dân còn tự ý cơi nới thành các chuồng cọp, gây mất cảnh quan toàn bộ khu nhà.
Chưa kể, sau khoảng 10 năm đưa vào sử dụng, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn dân sinh đã xuống cấp rất nhiều. Đặc biệt, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, như chuông báo động, bình cứu hỏa được bố trí tại các hành lang có dấu hiệu hoan rỉ. Chẳng hạn tại chung cư N02, N03 Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, một số người dân tại tòa nhà N02, N03 cho biết, họ không được tập huấn, nên không hiểu nhiều về cách thức sử dụng các thiết bị này. Ngoài ra, lối thoát hiểm của tòa nhà cũng khá hẹp, lại bị tận dụng để chi chit đồ đạc, vật liệu xây dựng, nên nếu chẳng may xảy ra cháy nổ, hoặc các sự cố bất thường thì việc thoát nạn của người dân chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
Chính vì vậy, cư dân sống tại tòa nhà này đã rất nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư phải tiến hành “đại tu” dự án sau khi đưa vào sử dụng 2 - 3 năm và dự án có dấu hiệu xuống cấp. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn bỏ mặc và để công trình xuống cấp trầm trọng.
"Hãn hữu lắm mới thấy có người xuống kiểm tra lại tòa nhà, từ cái thang máy, đến các thiết bị báo động, cứu hỏa cũng như đèn đường, cửa kính khu vực sở hữu chung của tòa nhà. Tuy nhiên, đó mới chỉ là kiểm tra, để thay thế thì còn lâu. Chỉ khi cư dân kiến nghị gắt gao và phản ánh tới báo chí thì các thiết bị hỏng mới được thay. Nhưng có vẻ như ban quản lý tòa nhà và chủ đầu tư chỉ làm cho có, vì sau đó rất nhanh, đồ vừa mới thay lại hỏng. Do đó, Hà Nội phải thực sự làm quyết liệt vấn đề này thì mới có thể đảm bảo quyền lợi của người sinh sống tại các khu tái định cư”, một cư dân sinh sống tại Tòa nhà N02, Khu tái định cư Dịch Vọng, Cầu Giấy chia sẻ.