【kq bd hl】Sơn La xây dựng nông thôn mới thông minh, phát triển kinh tế
Duy trì,ơnLaxâydựngnôngthônmớithôngminhpháttriểnkinhtếkq bd hl nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La lấy chuyển đổi số gắn với phát triển du lịch làm khâu đột phá. Ông Lò Văn Sây, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Xã đã nâng cấp hệ thống mạng LAN, mạng internet và đảm an toàn hệ thống thiết bị công nghệ thông tin.
Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Thông tin du lịch của Tổng cục Du lịch hỗ trợ các homestay trên địa bàn triển khai một số ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch, như đăng tải thông tin các cơ sở lưu trú trên APP quản trị và kinh doanh du lịch của Tổng cục Du lịch; triển khai dự án “Thẻ Việt” cho các homestay thực hiện thanh toán các dịch vụ không dùng tiền mặt.
Ngoài ra, xã Ngọc Chiến còn thành lập các tổ chuyển đổi số cộng đồng tại 15 bản, sẵn sàng hỗ trợ người dân tham gia chuyển đổi số. Hiện nay, 100% số bản trong xã đã lập nhóm zalo dùng chung kết nối các hộ gia đình. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ số vào việc giám sát, đảm bảo an ninh trật tự; 15/15 bản được trang bị camera an ninh, mọi hoạt động ở các bản được giám sát và xử lý kịp thời.
Ông Lò Văn Phóng, Trưởng ban công tác Mặt trận bản Đông Xuông, chia sẻ: Thông qua hệ thống camera an ninh, chúng tôi có thể kiểm soát được việc vệ sinh đường ngõ, bản. Nhân dân, nâng cao ý thức tự giác giữ gìn môi trường, cảnh quan. Bên cạnh đó, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, việc điều hành, quán triệt các văn bản của xã, huyện dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều.
Không chỉ chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, nhiều hộ dân, HTX ở các địa phương trong tỉnh đã khai thác nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn.
Chị Hà Thị Chình, bản Văng Lùng, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu sử dụng mạng xã hội facebook, zalo để truyền tải các hình ảnh, video chăm sóc, thu hái vườn cây ăn quả và thưởng thức các loại trái cây ngay tại vườn, giúp kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản của gia đình.
Chị Chình chia sẻ: Từ những clip đăng tải trên mạng xã hội, ban đầu, nhiều người chỉ đặt một ít để ăn; sau đó, giới thiệu thêm nhiều bạn bè cùng mua. Đến nay, nhiều khách hàng ở các tỉnh khác đã trở thành đại lý cho tôi. Sản lượng tiêu thụ ngày một tăng, có những ngày lượng đơn đặt hàng lớn, tôi phải đi thu mua của các hộ khác trong khu vực để cung cấp.
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở khu vực nông thôn, nhất là xây dựng nông thôn mới, ngày 15/9/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.
Ông Phạm Quốc Chinh, Phó Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông Sơn La cho biết: Đến nay, toàn tỉnh có 46,32% số hộ gia đình có thuê bao cáp quang; 99,15% dân số được phủ sóng 4G; 98,5% số bản được phủ sóng băng rộng di động 4G; 47,22% dân số sử dụng Internet; tỷ lệ hộ có điện thoại thông minh đạt 92,5%...
Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn 96 bản, 666 cụm dân cư lõm sóng băng rộng di động, do vậy, nhiều hộ ở vùng sâu, vùng xa khó khăn trong việc tiếp nhận sử dụng dịch vụ internet. Sở đang tham mưu cho tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp huy động nguồn lực xóa các bản lõm sóng băng rộng di động; nâng cao tỷ lệ người sử dụng internet, hộ gia đình có điện thoại thông minh, nhà văn hóa tổ, bản có kết nối internet cáp quang băng rộng.
Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, người dân tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp; quản lý, giám sát nguồn gốc; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số; ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp tối ưu, xu hướng tất yếu phát huy hiệu quả tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh hiện nay, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội.
Nguyễn Yến(Báo Sơn La)