您现在的位置是:La liga >>正文

【kết quả nét 8】Tiếp sức cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch Covid

La liga9人已围观

简介Các khu công nghiệp phía Nam nối lại chuỗi sản xuấtTheo đánh giá của Tổ công tác đặc biệt phía Nam c ...

Các khu công nghiệp phía Nam nối lại chuỗi sản xuất

Theếpsứcchodoanhnghiệpphụchồisảnxuấtkinhdoanhsaudịkết quả nét 8o đánh giá của Tổ công tác đặc biệt phía Nam của Bộ Công thương, ngay khi các tỉnh thành công bố nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là tại Bình Dương và Đồng Nai (2 tỉnh trọng điểm về sản xuất hàng hóa xuất khẩu) tăng tốc nối lại sản xuất để đảm bảo các đơn hàng, phục hồi chuỗi sản xuất sau những tháng bị đình trệ bởi dịch Covid-19.

Tiếp sức cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19
Tiếp sức cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19. Ảnh: Phi Vũ

Tại tỉnh Bình Dương và Đồng Nai hầu hết DN quan tâm thủ tục để trở lại sản xuất kinh doanh; quy trình xét nghiệm trong quá trình sản xuất; hoạt động theo mô hình “3 xanh” và vấn đề vắc- xin.

Kịp thời trợ giúp DN, Sở Công thương Bình Dương đã giúp các DN có nhu cầu sản xuất trở lại xây dựng phương án trong tình hình mới, gửi các cấp, ngành, địa phương và triển khai ngay việc mở cửa khi bảo đảm các điều kiện theo quy định.

Bình Dương trao quyền chủ động cho DN tái hoạt động và thực hiện công tác hậu kiểm. Sở Công thương Bình Dương đã có văn bản hướng dẫn chấp thuận về việc trao quyền chủ động cho DN tái hoạt động. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ hậu kiểm, nhằm đẩy nhanh hoạt động tái sản xuất. Hiện tại, tỉnh Bình Dương đã cho phép các DN tự xét nghiệm và tự cấp giấy xác nhận để người lao động đi lại.

Nhờ sự chủ động “cởi mở” nêu trên đến ngày 28/10, đã có 1.968 DN trong các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bình Dương tiến hành khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt trên 96%.

Tại Đồng Nai, trên 92% DN trong các KCN của tỉnh đã khôi phục sản xuất, trong đó có nhiều nhà máy hoạt động hết công suất. Các DN đang liên tục bổ sung lao động để đưa các dây chuyền sản xuất vào hoạt động. Đồng thời, DN cũng tổ chức cho lao động đi, về hàng ngày, bỏ thực hiện theo phương án “3 tại chỗ”.

Để cụ thể hóa Nghị quyết 128/NQ-CP về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, với mục tiêu đảm bảo chống dịch và phục hồi sản xuất kinh doanh, Bộ Công thương tiếp tục theo dõi, đánh giá và nghiên cứu xem xét các giải pháp giảm chi phí các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu; có chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan của các hiệp định thương mại tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa và xử lý các vướng mắc về chính sách liên quan tới quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do.

Đồng thời, Bộ Công thương cũng tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra việc nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá, trang thiết bị tạm nhập tái xuất đảm bảo đúng quy định pháp luật, góp phần tăng xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa

Hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19 tại Bình Dương, Đồng Nai cùng với hỗ trợ của cơ quan công thương còn có sự tham gia tích cực của lực lượng hải quan trong việc thông quan nhanh hàng hóa.

Tại Bình Dương, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Phước Việt Dũng cho biết, đơn vị xác định nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2021 là ưu tiên cho việc hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh, thông qua tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, linh hoạt trong việc giảm thiểu thủ tục hành chính. Theo đó, đơn vị tiếp tục vận hành có hiệu quả Tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thường xuyên theo dõi, liên lạc để nắm bắt tình hình hoạt động của DN kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong thời gian không quá 3 giờ làm việc kể từ khi nhận được thông tin.

Tại Đồng Nai, ông Nguyễn Dương Hoài - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai cho hay, từ ngày 1/10/2021, tỉnh Đồng Nai và các tỉnh thành phố lân cận: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An… nới lỏng dần các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 để đưa mọi hoạt động xã hội, kinh tế phục hồi trở lại. Nhiều DN đã có kế hoạch hoạt động kinh doanh sản xuất lại.

Nắm bắt cơ hội này, Cục Hải quan Đồng Nai đã có kế hoạch bố trí linh động, đủ nguồn lực kết hợp hiệu quả giữa làm việc trực tiếp và trực tuyến, đảm bảo tổ chức thông quan hàng hóa 24/7, kịp thời, an toàn, đáp ứng yêu cầu của DN.

Tạo thuận lợi tối đa cho DN xuất nhập khẩu, Cục Hải quan Đồng Nai tổ chức kênh thông tin kết nối trực tuyến với DN (không phải qua khâu trung gian đại lý hải quan), có sự tham gia của lãnh đạo đơn vị để hỗ trợ, giải quyết trực tiếp, kịp thời vướng mắc của DN.

Ngoài ra, Cục Hải quan Đồng Nai đôn đốc, giám sát các đơn vị trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu của DN đúng thời hạn. Những vướng mắc trong thầm quyền đơn vị sẽ giải quyết nhanh chóng; đối với vướng mắc vượt thẩm quyền, đơn vị có công văn gửi Bộ Tài chính, các bộ ngành liên quan để có hướng tháo gỡ./.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Tags:

相关文章