您现在的位置是:88Point > World Cup

【kèo stuttgart】Giá lợn ngày càng tốt lên, đảm bảo nguồn cung thực phẩm dịp Tết

88Point2025-01-24 23:42:00【World Cup】0人已围观

简介Kiểm soát tốt dịch Covid-19, giá lợn bật tăngGiá lợn sẽ bắt đầu tăng trở lại từ tháng 11/2021Nguy cơ kèo stuttgart

Kiểm soát tốt dịch Covid-19,álợnngàycàngtốtlênđảmbảonguồncungthựcphẩmdịpTếkèo stuttgart giá lợn bật tăng
Giá lợn sẽ bắt đầu tăng trở lại từ tháng 11/2021
Nguy cơ cao Tết thiếu thịt khi giá lợn giảm sâu, nông dân “treo” chuồng
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thanh

Giá lợn tăng nhưng tiêu thụ vẫn chậm

Phát biểu tại Hội nghi triển khai các giải pháp ổn định sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi diễn ra chiều nay 25/10/2021, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam cho biết, thời gian qua dưới tác động của dịch Covid-19, một trong những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt là chi phí logistics tăng quá cao.

Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất “3 tại chỗ” cũng khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao.

Tuy nhiên thông tin tích cực là sau một vài tuần giảm, hiện giá lợn hơi đã tăng trở lại. “Tuy nhiên việc kiểm soát thông tin chính xác là rất quan trọng. Thời gian qua có thông tin dư thừa 8 triệu con lợn là không đúng, tạo tâm lý hoang mang cho người dân”, ông Tuấn nói.

Cũng khẳng định thông tin còn tồn đọng khoảng 8 triệu con lợn là không chính xác, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khoảng vài tuần giá lợn hơi giảm sâu, hiện giá lợn hơi đã tiệm cận mức 50.000 đồng/kg và dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc Công ty Chăn nuôi Tám Do ở Long Thành (Đồng Nai) chia sẻ, hiện nay lợn loại 1 đạt trọng lượng từ 100kg đến 105kg/con bán ra tại trại ở các vùng Đồng Nai cao nhất đạt khoảng 43.000 đồng/kg.

Dù giá lợn hơi đang có xu hướng tăng từng ngày nhưng việc tiêu thụ tại các trại vẫn rất chậm. Riêng tại trang trại của ông Hậu mấy ngày nay mới bán được khoảng vài chục con. Trong khi đó, nhu cầu xuất chuồng của Công ty khoảng trên dưới 1.000 con/tuần.

Giá tăng nhưng các thương lái vẫn thu mua rất hạn chế. Trước đây thị trường chính của lợn Đồng Nai là các tỉnh Đông Nam Bộ là TPHCM. Tuy nhiên, sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 chuỗi cung ứng đứt gãy, khâu lưu thông gặp khó khăn khiến cho hàng loạt trang trại ứ đọng nhiều lợn.

“Đến thời điểm hiện tại, các tỉnh đã nới lỏng giãn cách, lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn nhưng các lò mổ vẫn chưa hoạt động trở lại hoặc mở cầm chừng (vì thiếu lao động, vốn). Số lượng người lao động, dân cư... tại các khu phố, doanh nghiệp chưa quay trở lại làm việc làm cho sức tiêu dùng hàng hóa nói chung và thịt lợn nói riêng vẫn rất yếu”, ông Hậu lý giải.

Đảm bảo nguồn cung thực phẩm

Xung quanh câu chuyện giá lợn, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, để kích thích giá lợn hơi, thời gian tới Bộ Công Thương cần xây dựng kế hoạch và triển khai bình ổn giá với sản phẩm chăn nuôi; xem xét điều tra áp dụng phòng vệ thương mại với thịt nhập khẩu…

Ảnh: Nguyễn Thanh
Bộ NN&PTNT đang thực hiện nhiều giải pháp để khuyến khích nông dân tái đàn, đảm bảo nguồn cung thực phẩm. Ảnh: Minh Long

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh trên đàn vật nuôi đang diễn biến phức tạp, Bộ NN&PTNT đang thực hiện nhiều giải pháp để khuyến khích nông dân tái đàn, đảm bảo nguồn cung thực phẩm, kết nối lưu thông 2 miền Nam - Bắc.

Để duy trì sản xuất, đảm bảo chăn nuôi lợn tăng trưởng ổn định, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục tăng cường tổ chức kết nối tiêu thụ, hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại chăn nuôi mở rộng thị trường, đưa sản phẩm cung ứng trực tiếp thông qua hệ thống phân phối sẵn có.

Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức hướng dẫn các hộ chăn nuôi sử dụng các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có sẵn tại địa phương như cám, ngô, sắn… tự phối trộn để giảm giá thành; đồng thời, đưa ra mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, phòng ngừa dịch bệnh đỡ rủi ro trong chăn nuôi, giảm chi phí trong khâu nuôi.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ cũng xây dựng quy định và chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao theo chuỗi về giống, thức ăn, sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ như Masan, Dabaco, CP, Japfa, Deuh, … phục vụ cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

"Về quy hoạch vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, ngành nông nghiệp cũng đang nghiên cứu chính sách, thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tích tụ đất nông nghiệp thành cánh đồng mẫu lớn, áp dụng khoa học, công nghệ, cơ giới hóa đồng bộ để sản xuất ngô, đậu tương, ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi…", lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 9/2021, đàn lợn cả nước tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,06 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

很赞哦!(11441)