Nhờ áp dụng nhiều mô hình làm ăn hiệu quả,ộnghomớkết quả bóng đá bỉ hôm nay cùng ý chí vươn lên, hàng chục ngàn người dân ở các ấp đã thoát được cảnh nghèo, ổn định cuộc sống, nhưng lời giải giảm nghèo bền vững vẫn chưa trọn.
Bài 3: Đã trao “cần câu”, nhưng hộ nghèo có câu được “cá”?
Giải pháp có, mô hình có, nhưng nhân rộng ra cũng khó luôn, nên giảm nghèo bền vững còn là hành trình gian nan...
Đào tạo nghề theo nhu cầu doanh nghiệp là một trong những giải pháp căn cơ trong giảm nghèo. (Trong ảnh là lao động làm việc tại Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang).
Cố gắng nhân rộng mô hình giảm nghèo
Trong căn nhà nhỏ, chị Trần Trúc De, ở ấp Phương Quới C, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp đang thoăn thoắt đan từng sợi vải để tạo thành tấm thảm lau chân hình chữ nhật từ những mảnh vải vụn tưởng chừng bỏ đi. Mới gắn bó với nghề này trong thời gian ngắn, nhưng cuộc sống gia đình chị Trúc De đã thay đổi nhiều. Đưa mắt nhìn đống thảm ngồn ngộn trước mắt, chị Trúc De kể về những ngày gian khó khi xưa. Lúc trước, cuộc sống gia đình chị vất vả lắm, hàng ngày anh chị đi mua trúc, sau đó cắt ra từng khúc rồi đi giao cho các công ty, doanh nghiệp ở tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, cuộc sống vẫn túng thiếu, khó khăn. Trong một lần tình cờ thấy một công ty ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều vải vụn, mà giá rẻ, chắc làm ăn có lời, vợ chồng chị quyết định chuyển sang nghề đan thảm.
Không chỉ giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân ở địa phương. “Có thu nhập ổn định, vợ chồng tôi đã mua sắm thêm vật dụng trong nhà, đời sống từng bước nâng lên. Lúc trước làm việc đầu tắt mặt tối, đâu có thời gian nghỉ ngơi. Bây giờ cuộc sống tuy chưa được dư dả nhưng cũng phần nào ổn định, nên có nhiều thời gian đọc báo, xem ti vi để học hỏi mô hình này, mô hình kia nữa”, chị Trúc De bày tỏ.
Mỗi ngày, có gần 10 lao động đến nhà chị nhận vải về đan gia công. Tuy giá trị một sản phẩm hoàn thiện có giá chỉ từ vài ngàn đến trên hai chục ngàn đồng, nhưng do giá nguyên liệu thấp, nên người lao động có thể kiếm được vài trăm ngàn đến hơn triệu đồng mỗi tháng. Với người dân vùng nông thôn, đây là khoản thu nhập kha khá.
Cũng nhờ áp dụng mô hình làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình anh Lê Văn Hoài, ở ấp 4, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy ổn định cuộc sống. Lúc trước cả nhà phải đi làm thuê làm mướn, nhưng cái nghèo mãi đeo bám. Thấy nhiều người trồng rẫy, nhất là dưa leo cho lợi nhuận cao, nên anh Hoài quyết định trồng dưa trên diện tích 2.000m2, hy vọng cải thiện điều kiện kinh tế từ mô hình này. Nhờ cần cù, chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người trồng trước, nên rẫy dưa phát triển tốt, cho năng suất cao. Trong vụ dưa vừa qua, trừ chi phí đầu tư, gia đình thu lợi nhuận kha khá. “Cũng nhờ trồng dưa mà gia đình tôi có điều kiện vươn lên thoát nghèo”, anh Hoài bộc bạch.
Áp dụng được mô hình làm ăn hiệu quả, cùng ý chí vươn lên, hàng trăm trường hợp đã thoát được cảnh nghèo. Ông Cao Thành Nhượng, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vị Thủy, cho biết: “Địa phương có các mô hình như trồng rau màu, chăn nuôi… Với những mô hình hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân”.
Những năm qua, mô hình giảm nghèo được xây dựng, thực hiện nhiều, nhưng nhân rộng lại không hề dễ dàng. Bao nhiêu mô hình được nhân rộng? Bao nhiêu mô hình “chết yểu” vẫn chưa có con số cụ thể. Địa phương thì ngại nhân rộng do khó về kinh phí và tìm người trao mô hình, còn người dân lại không muốn làm cái người khác đã làm. Theo ông Kim Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, toàn xã hiện có 1.304 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 30,1%. Nhiều năm qua, địa phương tích cực nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, tuy nhiên, do khó khăn về vốn, tư liệu sản xuất, biến động của giá cả thị trường, nên gây ảnh hưởng đến việc nhân rộng các mô hình.
Phải nâng cao dân trí, phát huy năng lực con người
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, để thực hiện công tác giảm nghèo, cần quán triệt tinh thần coi trọng “Cho cần câu, hơn cho xâu cá” đối với hộ nghèo. Cái gốc trong xóa đói, giảm nghèo là nâng cao dân trí, phát huy năng lực con người để thoát nghèo bền vững.
Đó cũng là bài học được các địa phương rút kinh nghiệm trong thực hiện công tác giảm nghèo. Ông Lê Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, cho biết: “Những hộ không có đất sản xuất, chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện để họ được học nghề gắn với giải quyết việc làm. Ai có ít đất sản xuất sẽ được hỗ trợ về vốn, cây, con giống, được giới thiệu các mô hình làm ăn có hiệu quả”.
Toàn huyện Long Mỹ hiện có 3.494 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,1% dân số toàn huyện. Để thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, huyện đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể. Sau đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, bởi nếu họ cứ mãi trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của chính quyền các cấp thì khó có thể nâng cao đời sống lên được. Kế hoạch của huyện là tiếp tục thực hiện đối thoại với hộ nghèo, để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, cũng như những khó khăn của bà con.
Để giúp người dân thoát nghèo bền vững, nhiều địa phương đã hỗ trợ hộ nghèo có trọng tâm, trọng điểm thay vì “rải mành mành”. Theo ông Cao Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa An, những hộ đăng ký thoát nghèo, phải có phương án sản xuất cụ thể, sau đó, địa phương tạo điều kiện tiếp cận vốn, đồng thời phân công các hội, đoàn thể kèm cặp, chuyển giao khoa học kỹ thuật…
Một trong những giải pháp mà các ngành và địa phương cho rằng có tác động tích cực trong giảm nghèo là liên kết đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Ông Hồng Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thông tin: “Năm 2017 tỉnh sẽ ưu tiên đào tạo nghề theo địa chỉ sử dụng, bao tiêu sản phẩm, đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững của địa phương”.
Trong năm nay, tỉnh dự kiến đào tạo nghề cho trên 5.200 lao động nông thôn, trong đó nghề nông nghiệp chiếm 30%, nghề phi nông nghiệp chiếm 70%. Đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký phối hợp đào tạo và tuyển dụng 5.109 lao động cho Công ty TNHH Lạc Tỷ II (huyện Châu Thành A) và 2.000 lao động cho Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang (thành phố Vị Thanh). Đây là tín hiệu đáng mừng cho công tác đào tạo nghề lao động nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, khi có cần câu, nhiều hộ nghèo sẽ tự tin câu được “cá lớn”, nhưng quá trình “đi câu” đó, đòi hỏi sự giúp sức của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều người.
“Giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực hiện công tác giảm nghèo, các địa phương cần quan tâm chỉ đạo phân loại hộ nghèo cụ thể, để có sự hỗ trợ tập trung, đúng đối tượng. Bản thân người nghèo phải nỗ lực, phấn đấu, vượt khó, tăng cường các hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Muốn vay vốn sản xuất, hộ nghèo phải có phương án sản xuất cụ thể, tránh sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả. Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp cần thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để người dân thực hiện tốt phương án sản xuất của họ. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng đến thoát nghèo bền vững”, ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nhấn mạnh. |
Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang trong chuyến công tác tại tỉnh Hậu Giang, ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bày tỏ: “Việc thực hiện tiêu chí nông thôn mới hay mục tiêu giảm nghèo là trách nhiệm mà cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm. Trong thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo phải đảm bảo hiệu quả thật sự, phản ánh đúng thực chất đời sống người dân, tránh chạy theo thành tích”. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU