【hạng 1 đan mạch】Vắc xin Covid
Bộ Y tế đăng ký mua vắc xin Covid-19 của Nga,hạng 1 đan mạch Anh | |
Việt Nam có tính tới phương án nhập khẩu vắc xin Covid-19? | |
Lộ trình sản xuất vắc xin Covid-19 “Made in Vietnam” |
Về công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo ở mức độ cao về dịch Covid-19 trong cộng đồng nhưng người dân thực hiện chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng chủ quan.
Việt Nam đã đăng ký mua vắc xin của Nga, Anh. |
Đánh giá về tình hình dịch bệnh hiện nay, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, ổ dịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam từng bước được khống chế, hạn chế lây lan rộng ra cộng đồng.
Số trường hợp mắc Covid-19 mới đã giảm trong những ngày gần đây (trung bình 20 trường hợp/ngày trong thời gian từ ngày 3-9/8 xuống khoảng 10 trường hợp/ngày từ 10-17/8).
Dự kiến, cuối tháng 8/2020 có thể kiểm soát ổ dịch này. Trên tinh thần cảnh giác tuyệt đối, các lực lượng tiếp tục tăng cường truy vết; mở rộng xét nghiệm cho đối tượng.
Cảnh báo cả nước có thể xuất hiện thêm ổ dịch mới, rải rác trong cộng đồng, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị, các địa phương luôn tăng cường và nâng cao ý thức cảnh giác nhằm phát hiện kịp thời ca nhiễm mới. Phát hiện càng sớm, việc khoanh vùng, dập dịch càng thuận lợi.
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, trước đó các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo ở mức độ cao trong cộng đồng nhưng người dân thực hiện chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng chủ quan.
“Người dân cần thực hiện nghiêm túc khuyến cáo của ngành Y tế như hạn chế đi ra ngoài; khi ra ngoài phải giữ khoảng cách và đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn… như những ngày đầu phòng, chống dịch Covid-19”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.
Liên quan đến vấn đề vắc xin Covid-19, theo ông Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế cộng đồng Việt Nam, hiện nay nhiều quốc gia đã tiến hành thử nghiệm vắc xin phòng Covid-19 trên động vật trước khi thử nghiệm trên người.
Vắc xin được sử dụng ở nước ngoài, khi nhập về, Việt Nam không thử nghiệm trên động vật nhưng chắc chắn vẫn phải thử nghiệm trên người để đảm bảo hiệu lực an toàn.
“Thông thường, quy trình kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí một vài năm trước khi được tiêm chủng rộng rãi,” chuyên gia Trần Đắc Phu cho biết.
Trước khi có vắc xin hữu hiệu hoặc thuốc đặc trị, các chuyên gia nhấn mạnh tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong thời gian dài, trên tinh thần “chung sống an toàn với dịch bệnh”.
Được biết, Việt Nam đã đăng ký mua vắc xin của Nga, Anh nhưng số lượng cụ thể vẫn chưa được công bố.
Về các ca nhiễm mới ở Hải Dương, kết quả giải trình tự gene cho thấy, chủng virus SARS-CoV-2 tương đồng với chủng virus đã xuất hiện tại Đà Nẵng trước đó.
Hải Dương đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết như giãn cách xã hội tại thành phố Hải Dương; phong tỏa các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao; tạm dừng các hoạt động không thiết yếu… Do đó, các chuyên gia cho biết, tình hình dịch bệnh bước đầu được kiểm soát.
Với công tác khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, vừa có công văn gửi Bệnh viện E về việc cho phép bệnh viện tiếp tục hoạt động trở lại, sau gần một ngày dừng tiếp nhận khám, chữa bệnh để phòng, chống Covid-19.
Cục đề nghị Bệnh viện E nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc dự phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 trong bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế.
Sáng nay 21/8, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới và đã có 114 ca âm tính từ 1-3 lần với SARS-CoV-2. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 1.007 ca mắc, trong đó, có 666 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25-7 đến nay là 525 ca. |