【bxh la liga mới nhất】Dịch chuyển vốn FDI vào Việt Nam

Nhiều doanh nghiệpđã dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam. Trong ảnh: Nhà máy GTFV 100 % vốn Hồng Kông Trung Quốc tại Hải Dương. Ảnh: Đức Thanh

Không còn là hiện tượng

Nếu dòng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới từ Trung Quốc tăng mạnh trong quý I/2019 mới chỉ được xem là hiện tượng,ịchchuyểnvốnFDIvàoViệbxh la liga mới nhất thì giờ đây có thể khẳng định, hiện tượng này đã trở thành xu hướng, đúng với dự báo.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam thu hút được 16,74 tỷ USD vốn FDI, trong đó vốn từ Trung Quốc là 2,02 tỷ USD, chiếm 12%, xếp thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ sau Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore.

Nếu tính riêng vốn đăng ký cấp mới, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu, với tổng vốn đăng ký cấp mới lên tới 1,56 tỷ USD, gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Quan sát của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, nếu như 10 năm trước, đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu, thì giờ đây, nhiều tập đoàn tầm cỡ của Trung Quốc ngày càng quan tâm đến Việt Nam.

Minh chứng là trong 5 tháng đầu năm nay, đã có 2 dự ánquy mô lớn được các nhà đầu tư Trung Quốc đăng ký đầu tư vào Việt Nam là Dự án Chế tạo lốp xe radian toàn thép ACTR, tổng vốn đăng ký là 280 triệu USD, đầu tư tại Tây Ninh và Dự án Lốp Advance Việt Nam của nhà đầu tư Guizhou Advance Type Investment Co.,Ltd, với tổng vốn đăng ký 214,4 triệu USD.

Xu hướng trên càng được thể hiện rõ khi mới đây, ông Từ Lạc Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch thường vụ Hội liên hiệp Công thương toàn quốc Trung Quốc dẫn đoàn hơn 40 doanh nghiệp lớn của Trung Quốc sang Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Thậm chí, Hội liên hiệp Công thương toàn quốc Trung Quốc cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để thúc đẩy hợp tác quan hệ doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

Bình luận về xu hướng đầu tư từ Trung Quốc, ông Nguyễn Đức Thành (Viện Nghiên cứu kinh tếvà chính sách - VRPR) cho rằng, sự vươn lên của FDI từ Trung Quốc đã phần nào “hiện thực hóa” nhận định của VEPR trong các báo cáo trước đây về sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhằm né tránh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và đón đầu Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều quan trọng, xu hướng này sẽ còn tiếp tục, khi ngày càng nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Bên cạnh yếu tố từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, trong một báo cáo của Đại học Fullbright, ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright cho rằng, tăng trưởng suy giảm là một nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế nước này ở mức 6,6%, thấp nhất trong vòng 28 năm qua. Nhiều chuyên gia nhận định, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể chỉ đạt 6,3% trong năm 2019.

Bộ lọc FDI từ trung quốc

Sự gia tăng nhanh chóng dòng vốn từ Trung Quốc là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, thậm chí tới tận nghị trường Quốc hội.

Tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ông Nguyễn Văn Chương (đại biểu TP.HCM) nêu quan ngại về sự dịch chuyển dòng vốn Trung Quốc sang Việt Nam khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang.

Theo ông Chương, Việt Nam đón đầu tư nước ngoài phải chọn lọc, chứ không phải “nhắm mắt” tiếp nhận. "Chúng ta cần đề phòng họ đưa những công nghệ đã lỗi thời vào", ông lưu ý.

Ông Trần Hoàng Ngân (Đại biểu TP.HCM) đặt vấn đề, Việt Nam cần đặt ra hàng rào để ưu tiên công nghệ tốt trong thu hút FDI. "Liệu chúng ta có kiểm soát được đầu tư để đảm bảo chọn các nhà đầu tư có công nghệ tốt", ông Ngân nêu.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng cho rằng, xu hướng hiện nay là các nhà đầu tư đang chuyển khỏi Trung Quốc và Việt Nam có thể là một điểm đến. Tuy nhiên, cái khó là làm sao để thu hút được nguồn đầu tư chất lượng, tham gia đúng chuỗi giá trị, xuất khẩu sang các nước, tránh bị tuồn vào công nghệ lạc hậu, không có giá trị, gây khó khăn về sau.

Đồng quan điểm với các đại biểu Quốc hội, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng cảnh báo, cần cảnh giác với vốn Trung Quốc vì đã có nhiều bài học trước đây.

"Không phải chúng ta cấm đầu tư vào Việt Nam hay cho phép tất cả, mà phải lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với chiến lược là nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất, hàm lượng công nghệ. Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước xuất khẩu rất nhiều nguyên, phụ liệu vào Việt Nam. Do đó, họ đầu tư vào đây sản xuất để lấy xuất xứ từ Việt Nam, xuất tại chỗ với thuế suất bằng 0%, vừa tận dụng những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam cam kết để hưởng thuế khi xuất ra nước ngoài, tránh lệnh áp thuế từ Mỹ", ông Mại nêu ý kiến.

Chủ tịch một khu công nghiệp tại Hải Phòng lưu ý, Mỹ có trong tay danh sách các nhà đầu tư Trung Quốc, kể cả nhà đầu tư nước ngoài đang có nhà máy tại Trung Quốc, sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Dù các doanh nghiệp có dịch chuyển sang nơi nào khác thì họ cũng có thể dễ dàng nắm bắt được có bao nhiêu phần trăm nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm đó được lấy từ Trung Quốc để đưa ra các biện pháp phù hợp.