【nhận định tbn】Đề xuất nới quy định cho người nước ngoài mua nhà

Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi 16 vấn đề,Đềxuấtnớiquyđịnhchongườinướcngoàimuanhànhận định tbn nhóm vấn đề
của Luật Kinh doanh
bất động sản

Sáng nay, 23/5, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Nhà ở (2006), Luật Kinh doanh bất động sản (2007) và Nghị quyết số 19/2008/QH12 (khu vực phía Bắc).

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban soạn thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) nhấn mạnh, sau gần 10 năm thực thi, 2 văn bản luật đã bộc lộ không ít bất cập, hạn chế sự phát triển của thị trường bất động sản nói riêng, toàn bộ nền kinh tế và quá trình đô thị hóa nói chung.

Trong đó, Luật Kinh doanh bất động sản (2007) quy định, người nước ngoài không được mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; chưa được thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại và chưa được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất … làm giảm sức hút đầu tư và tính cạnh tranh của thị trường bất động sản.

Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi 16 vấn đề, nhóm vấn đề có liên quan đến Luật Kinh doanh bất động sản (2007) theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường bất động sản, chế tài chặt chẽ việc huy động và góp vốn đối với các dự án bất động sản và mở rộng phạm vi kinh doanh bất động sản với nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Góp ý với Ban soạn thảo Luật Kinh doanh bất động sản 2007 (sửa đổi), ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup đề nghị mở rộng đối tượng mua nhà cho Việt Kiều, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, không phân biệt hoặc hạn chế điều kiện mua, quyền và nghĩa vụ, đơn giản thủ tục, trừ nhà ở xã hội.

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, ngoài việc "nới" điều kiện cho người nước ngoài mùa nhà, Luật Kinh doanh bất động sản 2007 (sửa đổi) cũng nên quy định chi tiết về đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp trong lĩnh vực bất động sản.

Ví dụ, nhà đầu tư nước ngoài có được phép tham gia đầu tư trực tiếp dự án xây nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội... và có được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp Việt Nam hay không? Hoạt động của các công ty đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực bất động sản như các công ty đầu tư tài chính, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tín thác bất động sản... cần được quy định cụ thể và chi tiết.

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ông Huỳnh Anh Dũng, giảng viên cao cấp Hội đồng chuyên gia bất động sản Hoa Kỳ (CRS) cho rằng, việc tháo gỡ rào cản thủ tục cho Việt kiều và người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam không chỉ giải quyết câu chuyện hàng tồn kho hiện nay, mà còn là đảm bảo cho sự phát triển của thị trường bất động sản trong tương lai; cũng như giúp cho chủ trương đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về đầu tư thành hiện thực.

Theo ông Dũng, nếu tạm tính số hàng tồn kho hiện nay khoảng 80.000 căn hộ và 20.000 sản phẩm khác gồm: sản phẩm bất động sản du lịch, các dự án biệt thự; đất nền, thì thị trường còn tới 100.000 sản phẩm tồn. Tính bình quân giá trị mỗi căn là 4 tỷ đồng, thì thị trường bất động sản đang "ngâm" khoảng 400.000 tỷ đồng - một số tiền thật sự rất lớn để khai thông bế tắc, tái đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Ông Huỳnh Anh Dũng, giảng viên cao cấp Hội đồng chuyên gia bất động sản Hoa Kỳ (CRS)

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban soạn thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành các văn bản luật này; đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan gồm: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương... về những điểm cần lưu ý trong quá trình sửa đổi 2 Luật này.