【bảng xếp hạng bóng đá anh 2】Giá xuất khẩu tôm sẽ khởi sắc?
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nửa đầu năm, xuất khẩu tôm đạt hơn 1,2 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên nhân chủ yếu khiến giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam 6 tháng đầu năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014 là do sản lượng tôm thế giới tăng, nguồn cung dồi dào nên giá bán hạ. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ tôm tại các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… đều yếu hơn so với năm trước.
Theo VASEP, dự báo nửa cuối năm sản xuất tôm từ các nước sản xuất chính (Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador, Indonesia, Trung Quốc…) giảm, sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu tôm Việt Nam.
Cụ thể, tại thị trường Ấn Độ, trong vụ tôm đầu năm, người nuôi phải thu hoạch sớm do tôm nước này bị ảnh hưởng bởi virus đốm trắng và thiếu oxy. Do nhu cầu yếu từ Mỹ, lại phải thu hoạch sớm, trong tháng 7 giá tôm Ấn Độ tất cả các cỡ giảm mạnh tại bang Andhra Pradesh, vùng sản xuất tôm chính của Ấn Độ.
Từ tháng 9 trở đi, nguồn cung có thể giảm do người nuôi ở Ấn Độ sẽ hạn chế thả nuôi do giá nguyên liệu thấp, giảm xuống gần với giá thành sản xuất, thậm chí thấp hơn.
Tại Ecuador tình hình cũng tương tự. Tôm nuôi ở Ecuador chết nhiều từ cuối tháng 4 và một số người nuôi phải thu hoạch sớm để khắc phục tình trạng này. Dự kiến tới tháng 9 năm nay, người nuôi giảm mật độ thả nuôi do lo ngại dịch bệnh.
Ở thị trường Thái Lan, người nuôi Thái Lan sẽ hạn chế thả nuôi trong 6 tháng cuối năm do giá nguyên liệu thấp, giảm xuống gần với giá thành sản xuất.
Đối với thị trường Trung Quốc, trong vài tháng tới, các khu vực nuôi tôm có thể bị ảnh hưởng bởi gió mùa và El Nino. Điều này khiến sản lượng giảm và giá tôm tăng.
VASEP nhận định: Mặc dù suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu yếu, sản lượng tôm của Việt Nam chưa thể tăng mạnh so với năm ngoái (do thời tiết, dịch bệnh, giá thấp, người dân lùi thời gian thả nuôi), nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam nửa cuối năm có tín hiệu tích cực vì nguồn cung tôm thế giới giảm sẽ dẫn tới giá tăng.