Cách Hà Nội 90km,điểmdulịchphảighékhiđếnNamĐịquả bóng đá c1 Nam Định là một trong những tỉnh đồng bằng ven sông Hồng vẫn giữ được nguyên vẹn những quần thể di tích văn hóa độc đáo cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đến Nam Định xem SEA Games 31, tiện thể hãy ghé qua hàng chục những địa điểm khiến du khách đi mỏi chân vẫn chưa khám phá hết.
Hàng loạt những nhà thờ công giáo lâu đời và nổi tiếng nhất miền bắc
Toà Giám Mục Bùi Chu
Được xây dựng từ thế kỷ XVIII tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với đường nét kiến trúc độc đáo, tòa giám mục Bùi Chu không chỉ là nơi lưu giữ tài liệu giáo hội từ thời các giáo sĩ truyền giáo đời đầu cho đến nay mà đó còn là nơi thu nhận và nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già neo đơn và người tàn tật.
Được xây dựng từ những năm 1885, Toà Giám Mục Bùi Chu mang lối kiến trúc cổ kính, uy nghiêm, với chiều dài hơn 70m, rộng hơn 20m và cao 15m, là nơi được nhiều khách du lịch tói thăm quan, chụp hình.
Nhà thờ Xương Điền
Cũng là một trong những nhà thờ nổi tiếng tại Nam Định, nhà thờ Xương Điền được xây dựng từ trước năm 1996 với phong cách cổ xưa. Nhà thờ được sơn màu vàng đặc trưng và nổi bật.
Ảnh: Giáo xứ hội Việt Nam
Nhà thờ Đông Cường
Nhà thờ Đông Cường là một trong những nhà thờ được xây dựng bằng chất liệu gỗ từ thời Pháp thuộc, với phong cách Đông Tây kết hợp. Nhà thờ gỗ độc đáo này được dựng lên hoàn toàn bằng bàn tay tài hoa, cái nhìn nghệ thuật của các nghệ nhân xứ Nam Định. Nguyên liệu gỗ sau khi cưa xẻ, đục đẽo đều được gắn kết lại với nhau bằng mộng, không sử dụng đinh hay một thứ kết dính nào khác. Chính sự pha trộn tôn vinh lẫn nhau của hai nét văn hóa kiến trúc Đông – Tây vốn khác biệt đã làm nên một công trình tôn giáo có tính thẩm mỹ rất cao.
Nhà thờ Đổ
Nhà thờ Đổ được xây dựng từ năm 1927. Tuy nhiên theo thời gian, nước biển dần dần xâm lấn đất liền làm ảnh hưởng lớn đến các công trình của nhà thờ Đổ. Dù đã bị thời gian tàn phá nhưng nhà thờ đổ Hải Lý vẫn là điểm đến yêu thích của du khách gần xa bởi vẻ cổ kính cùng những đường nét kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa điểm chụp ảnh “sống ảo” vô cùng chất không thể bỏ qua khi đến Nam Định.
Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai
Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Phú Nhai (hay còn gọi là Nhà thờ Phú Nhai, Đền Thánh Phú Nhai) là tên gọi của một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam. Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km. Đây là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam.
Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa cho xây dựng vào năm 1866, ngay sau khi vua Tự Đức ký sắc lệnh tha đạo, chấm dứt gần 3 thế kỷ Kitô giáo bị bách đạo tại Việt Nam.
Mặt tiền nhà thờ từ ngoài vào, bên phải có tượng đài Thánh Đaminh cao 17m, riêng phần tượng cao 2,3m. Bên trái có Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m.
Những bãi biển “hạ nhiệt” chảo lửa mùa hè
Biển Thịnh Long
Biển Thịnh Long là một bãi biển sạch, trải dài hơn 3 km với những dải cát mịn, thoải, không bị bùn lún nên rất an toàn. Thịnh Long mang vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, trong lành, đồ hải sản tươi ngon. Nước biển ở đây có độ mặn cao, sóng lớn nên hấp dẫn nhiều du khách trong mùa hè oi bức.
Biển Hải Thịnh
Biển Hải Thịnh được thiên nhiên ưu ái với khí hậu mát mẻ quanh năm, không chịu ảnh hưởng của gió Lào nóng nực. Điểm nhấn của bãi biển chính là bãi cát vàng mịn, hòa quyện cùng sắc xanh của biển cả và đất trời.
Biển Quất Lâm
Có hai thời khắc đẹp nhất ở bãi biển Quất Lâm không nên bỏ lỡ, là bình minh và hoàng hôn. Những cơn gió mát rượi hòa với khung cảnh nên thơ, ngọt ngào sẽ làm say lòng du khách.
Cánh đồng muối Hải Hòa- Hải Hậu
Từ lâu, Nam Định đã nổi tiếng với những cánh đồng muối rộng tít tắp chạy dọc bờ biển Hải Hậu.
Giữa cái nóng oi nồng của tiết trời mùa hạ còn vương lại sau một ngày dài, hoàng hôn buông dần xuống trên những cánh đồng muối tạo nên một bức tranh miên man lấp lánh vừa bình yên mà cũng vừa rất đời.
Ảnh: Lữ hành Việt Nam
Ngắm nhìn nghìn cánh chim tung bay tại vườn sinh thái
Cồn Lu – Cồn Ngạn
Cồn Lu – Cồn Ngạn là khu rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thủy cách thành phố Nam Ðịnh 60 km về phía đông nam. Với diện tích 7785 ha, đây là rừng sinh thái ven biển tự nhiên khá tiêu biểu với rất nhiều loại động thực vật quý
Cồn Lu-Cồn Ngạn từ nhiều đời nay đã là điểm dừng chân của rất nhiều loài chim di trú từ phương bắc. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ở đây có tới 181 loài chim về cư trú, trong đó có những loài được ghi vào sách đỏ như cò thìa, bồ nông, mòng biển. Không chỉ là nơi di cư cho chim tránh rét mà hai cồn này còn có nhiều loài động – thực vật quý hiếm, được ghi trong sách đỏ của Việt Nam.
Điều đặc biệt nữa là du khách có thể trải nghiệm đi trên thuyền để khám phá hệ sinh thái đa dạng ở Cồn Lu – Cồn Ngạn mà không hề mất phí.
Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm
Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm nằm trên Thôn Kim Thái ,xã Minh Tân, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định. Nơi đây có diện tích 15ha, nằm trong quần thể di tích Phủ Dầy. Chỉ cách trung tâm thành phố Nam Định 12km và cánh Hà Nội 90km với đường giao thông thuận tiện, khu du lịch sinh thái Núi Ngăm là một điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, nghỉ dưỡng.
Ảnh: Khu sinh thái Núi Ngăm
Vườn quốc gia Xuân Thủy
Trên hành trình khám phá Nam Định có một địa điểm mà bạn nhất định phải đến, đó chính là vườn quốc gia Xuân Thủy. Vườn quốc gia nằm ở huyện Giao Thủy, phía Nam cửa Ba Lạt, đã được UNESCO công nhận thuộc khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đến đây du khách sẽ được hòa mình cùng thiên nhiên với bầu không khí mát lành, dễ chịu, xanh trong.
Ảnh: Dân tộc miền núi
Hàng loạt các khu Đền, Chùa, di tích
Đền Trần
Đền Trần là khu di tích lịch sử thuộc đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành Phố Nam Định. Đây là khu đền thờ 14 vị vua nhà Trần cùng các gia quyến và quan lại có công phù trợ nhà vua. Không chỉ gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử, nơi đây còn có các hoạt động lễ hội nổi tiếng, thu hút du khách thập phương.
Đền Trần bao gồm 3 công trình: đền Thượng, đền Hạ, đền Trùng Hoa. Đến với đền Trần bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, uy nghi của kiến trúc nơi đây.
Chùa Cổ Lễ
Đúng như tên gọi, đây là một ngôi chùa cổ có từ thời nhà Lý, trước có tên là “Thần Quang” nằm ở thị trấn cùng tên của huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định. Chùa Cổ Lễ được xây dựng từ năm 1920 dưới thời nhà Lý tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, thành phố Nam Định do thiền sư Nguyễn Minh Không trụ trì. Tại đây lưu giữ rất nhiều di vật lịch sử lâu đời có giá trị văn hóa to lớn: tòa tháp cổ 12 tầng được xây dựng từ những năm 20 thế kỷ XIX, đại hồng chung, trống đồng thời Lý…
Phủ Dầy
Phủ Dầy là quần thể di tích bao gồm hơn 20 đền, chùa, lăng, phủ… thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 1975 khu di tích Phủ Dầy được nhà nước công nhận là di tích – lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2017, Phủ Dầy được vinh dự được UNESCO ghi danh “ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tháp Phổ Minh
Đây là công trình kiến trúc lâu đời còn giữ được tương đối toàn vẹn. Nằm giữa một vùng đồng lúa chiêm trũng, tháp Phổ Minh được xây dựng theo hình vuông, gồm 14 tầng. Đến với tháp Phổ Minh, du khách sẽ được tham quan hồ sen thơm ngát, chiêm ngưỡng những cây đại thụ to lớn, tỏa bóng, xum xuê, những mái nhà kiểu cổ…
Tham quan bảo tàng
Bảo Tàng đồng quê Nam Định
Bảo tàng Đồng Quê là một dự án văn hoá do Nhà giáo Ngô Thị Khiếu sáng lập, công trình được xây dựng ở thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Các mô hình nhà ở của cư dân cùng đồng bằng Bắc bộ như nhà bần nông, nhà trung nông, nhà địa chủ được dựng lại một cách chân thực. Du khách tới đây sẽ được trở về với quá khứ, được trải nghiệm các làng nghề truyền thống, các dụng cụ lao động… của ông cha một thời.
Ảnh: NguoiNamDinh
Bảo tàng Nam Định
Bảo tàng hiện đang lưu giữ và phát huy giá trị của gần 20.000 tài liệu, hiện vật. Nơi đây tái hiện những vật dụng sinh hoạt của người nông dân xưa, đồng thời phản ánh tương đối toàn diện về lịch sử tự nhiên và xã hội của Nam Định. Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, tôn giáo và điêu khắc đá cổ.
Ảnh: Bảo tàng Nam Định
Thùy Chi (Tổng hợp)