Bộ Y tế họp bàn biện pháp phòng chống chủng virus cúm gia cầm độc lực cao trên người
Trước diễn biến phức tạp của các chủng cúm gia cầm ở cả trong và ngoài nước,ọpkhẩnphòngchốngchủngviruscúmgiacầmđộclựccaotrênngườkết quả giải a úc sáng nay (3/2), Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi họp khẩn nhằm tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống các chủng cúm gia cầm độc lực cao trên người.
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông tin chính thức về một số thay đổi độc lực của virus cúm A/H7N9 ở gia cầm ở Trung Quốc. Kết quả giải trình gien trên bệnh nhân cho thấy độc lực của virus cúm đã chuyển từ thấp sang độc lực cao.
Hiện dịch cúm gia cầm đang lây lan mạnh mẽ ở Trung Quốc, đặc biệt là ở một số tính giáp biên giới phía Bắc nước ta. Theo ghi nhận của WHO, từ tháng 10/2016 đến nay tại Trung Quốc đã ghi nhận gần 500 trường hợp cúm A/H7N9 ở người cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016. Theo nhận định của các chuyên gia y tế, nguy cơ virus gia cầm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là rất cao nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống.
Trong nước, tại Nam Định, dịch cúm gia cầm A/H5N1 tiếp tục xảy ra ở 8 hộ chăn nuôi của 3 xã thuộc huyện Vụ Bản và Trực Ninh, tổng số gia cầm phải tiêu hủy lên tới trên 9.100 con (trong đó, 8.930 con vịt, 240 con gà). Hiện, Nam Định còn 5 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại các hộ chăn nuôi ở xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh chưa qua 21 ngày, địa phương đang nỗ lực khoanh vùng dập dịch. Ông Đỗ Đức Lưu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Nam Định cho biết, hiện 70 người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết và những người có liên quan trong khu vực có dịch đã được các cơ sở y tế lập danh sách theo dõi tình hình sức khỏe theo quy định. Đến thời điểm này, tại Nam Định chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm cúm liên quan đến gia cầm.
Để chủ động phòng, chống dịch, ngành Y tế Nam Định yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để ứng phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra. Theo đó, nếu phát hiện những trường hợp nghi ngờ cao liên quan đến gia cầm ốm, chết, xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao liên tục trên 39 độ C; đau đầu, đau mỏi cơ, đặc biệt là đau tăng khi ho; ho, đau họng; đau nhức cơ bắp. Một số bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở… sẽ được đưa vào phòng cách ly ở các khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện trong tỉnh, sau đó được chuyển lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp điều trị.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người, mọi người cần tuân thủ nguyên tắc không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y trên địa bàn xử lý. Nếu thấy có các biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở liên quan đến gia cầm thì đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
TheoBáo Giao thông