【kqbdanha】Bán hàng không tiếp xúc

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay,n hkqbdanha việc mua, bán hàng hóa tiếp xúc gần gây tâm lý lo ngại cho không ít người. Thực tế, ngoài người mua hàng, nhiều tiểu thương ở thị trấn Tân Khai cũng có tâm lý lo lắng khi số ca F0 ngày càng tăng nhanh. Một số tiểu thương có ý định nghỉ bán vì sợ lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2… Trước tình hình đó, mô hình bán hàng không tiếp xúc đã mở ra cho họ hướng đi để tiếp tục duy trì buôn bán, đảm bảo thu nhập, đời sống. 

Phong trào được phát động từ ngày 16-11, đến nay đã có trên 50% tiểu thương tại chợ Tân Khai sử dụng tấm ni-lon trong suốt che chắn giữa người bán và người mua. Nhiều cơ sở kinh doanh ở thị trấn còn đầu tư hệ thống vách ngăn, rổ đựng tiền và nước sát khuẩn, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Mô hình áp dụng với tiểu thương bán hàng trong và ngoài chợ; các điểm bán hàng tạp hóa, rau, củ, quả, bán hàng rong; các nhà thuốc, quầy thuốc; đồ gia dụng… 

Các gian hàng tại chợ Tân Khai được trang bị tấm chắn hạn chế giọt bắn cũng như tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua, góp phần giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh

Chị Võ Thị Thu Hiền, tiểu thương tích cực thực hiện mô hình cho biết: “Tôi thấy làm tấm chắn bằng ni-lon hay vách ngăn không có gì bất tiện. Việc làm này rất tốt vì giúp bảo vệ mình và cả người mua hàng. Trước kia, khi chưa làm tấm chắn tôi rất lo lắng, hiện nay ngoài tấm chắn tôi còn mua nước sát khuẩn, xịt khuẩn tay cầm và tiền trước khi cầm nắm. Việc làm cẩn thận này sẽ hạn chế được phần nào sự lây nhiễm của dịch bệnh, giúp bản thân an tâm hơn”.

“Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, chợ Tân Khai bị phong tỏa nhiều sạp. Việc che chắn bằng tấm ni-lon như vậy tôi thấy rất tốt, hạn chế được nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Lúc trước mỗi lần ra chợ tôi rất lo nhưng làm thế này khá ổn. Tôi nghĩ việc này nên khuyến khích” - anh Phan Văn Ca, người mua hàng bày tỏ sự đồng tình. 

Trong trạng thái bình thường mới, để đảm bảo an toàn cho người bán và người mua hàng, mô hình đã đem lại “lợi ích kép”, giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng kinh tế đối với các tiểu thương, cơ sở kinh doanh. Đại úy Đậu Xuân Cửu, Phó trưởng Công an thị trấn cho biết: “Công an thị trấn đã tuyên truyền lợi ích ban đầu của mô hình đối với tiểu thương là, khi F0 khai báo có đến cơ sở đó mua hàng, tổ truy vết sẽ tiến hành thẩm định “việc bán hàng không tiếp xúc” tại cơ sở đó đảm bảo chưa, có trang bị kính chắn giọt bắn, giăng dây đảm bảo khoảng cách người bán - người mua không. Nếu quá trình thẩm định đảm bảo các trang bị phòng dịch cần thiết như nêu trên, lực lượng chức năng sẽ báo cáo ban chỉ huy tiến hành lấy dịch tễ và không áp dụng biện pháp cách ly, phong tỏa và ngược lại. Nếu bị phong tỏa sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của tiểu thương. Đó là lợi ích sâu xa và cốt lõi nhất đối với họ”.

 Đại úy Đậu Xuân Cửu cho biết thêm: “Thời gian gần đây, dịch bùng phát ngoài cộng đồng do nhiều nguyên nhân, trong đó có lượng lớn công nhân đi làm về tiếp xúc với người thân, với cộng đồng. Từ đó, bà con tiểu thương đã cảnh giác và thấy được việc bị cách ly ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cũng như sức khỏe gia đình mình. Thế nên khi được tuyên truyền thông qua hình ảnh, cách thức thực hiện mô hình này, các tiểu thương đã hưởng ứng rất nhiệt tình. Sau vài ngày tuyên truyền, nhiều tiểu thương đã chấp hành rất tốt. Có người trang bị cả kính ni-lon, mi-ca bao quanh 2 bên. Người dân đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc nâng cao vai trò của mình đối với cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch”.

Mô hình còn thể hiện sự nhạy bén, nỗ lực tìm tòi, học hỏi của chính quyền địa phương trong thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.