【ket qua da banh】Xuất hiện thêm 2 nhóm hàng xuất khẩu 10 tỷ USD

xuat hien them 2 nhom hang xuat khau 10 ty usdXuất khẩu giày dép hơn 10 tỷ USD,ấthiệnthêmnhómhàngxuấtkhẩutỷket qua da banh thị trường Mỹ, EU mua 65%
xuat hien them 2 nhom hang xuat khau 10 ty usdThương mại Việt Nam- Malaysia đạt gần 6,5 tỷ USD
xuat hien them 2 nhom hang xuat khau 10 ty usdXuất nhập khẩu đạt hơn 300 tỷ USD, xuất siêu tăng mạnh gần 3 tỷ USD
xuat hien them 2 nhom hang xuat khau 10 ty usd
Sự thay đổi kim ngạch 5 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tính đến 15/8/2019 so với cùng kỳ 2018, đơn vị "tỷ USD". Biểu đồ: T.Bình.

Thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, từ đầu năm đến 15/8 cả nước có nhiều nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, đáng chú ý có 5 nhóm đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, tăng 2 nhóm so với cùng kỳ 2018.

5 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch chục tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may; giày dép; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

Trong đó, 2 nhóm giày dép; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là những nhóm hàng mới so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, hết 15/8, kim ngạch xuất khẩu giày dép cả nước đạt 11,12 tỷ USD, tăng gần 1,3 tỷ USD so với cùng kỳ 2018 (cùng kỳ 9,85 tỷ USD), tương đương tốc độ tăng trưởng gần 13%.

Liên quan đến thị trường xuất khẩu, cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 7 cho thấy, Mỹ và EU (với 28 thành viên) là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng này với tổng thị phần lên đến gần 65%.

Trong đó, thị trường Mỹ đạt kim ngạch 2,95 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ; thị trường EU đạt 3,76 tỷ USD tăng 14,1%.

10,5 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, tăng 7,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ đạt 9,75 tỷ USD).

Các thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 7 tháng đầu năm nay chủ yếu là Hoa Kỳ với 2,48 tỷ USD, tăng 49,6%; EU đạt trị giá 1,43 tỷ USD, tăng 21,9%; Nhật Bản với 1,09 tỷ USD, tăng 5,4%; Hàn Quốc với 857 triệu USD, tăng 20,9%...

Ngoài 2 nhóm hàng mới kể trên, điện thoại và linh kiện vẫn là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, dù tốc độ tăng trưởng thấp hơn thông lệ nhiều năm.

Đến 15/8, tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 30,33 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cập nhật theo thị trường của Tổng cục Hải quan hết tháng 7 cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU đạt 7,25 tỷ USD, là thị trường lớn nhất nhưng giảm 6,9%.

Trong khi đó, điện thoại và linh kiện xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 4,88 tỷ USD tăng 77,8%; thị trường Hàn Quốc đạt 2,82 tỷ USD, tăng 6,4%; Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất đạt 2,53 tỷ USD, tăng 3%...

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 20,2 tỷ USD, tăng 15,4%.

Các thị trường lớn xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là Trung Quốc đạt 4,7 tỷ USD, tăng 7,5%; EU đạt 2,82 tỷ USD, giảm 8,1%; thị trường Hoa Kỳ đạt 2,86 tỷ USD, tăng mạnh 84,7%; Hàn Quốc đạt 1,55 tỷ USD, giảm nhẹ 0,2%...

Dệt may đạt 19,9 tỷ USD, tăng 10,55% so với cùng kỳ 2018.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 8,49 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm 46,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Các thị trường tiếp theo là Nhật Bản đã tiêu thụ 2,15 tỷ USD, tăng 4,9%; thị trường EU đạt 2,47 tỷ USD, tăng 6%; thị trường Hàn Quốc tiêu thụ 1,73 tỷ USD, tăng 10,5%...

Với tổng kim ngạch khoảng 92 tỷ USD, 5 nhóm hàng chủ lực chiếm đến 58,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong cùng thời điểm.