您现在的位置是:88Point > Cúp C2

【ket qua bóng đá c1】Có thể nộp tiền để tránh kê biên, phong tỏa tài sản?

88Point2025-01-25 14:53:27【Cúp C2】2人已围观

简介Có thể nộp tiền để tránh kê biên, phong tỏa tài sản?Bạch Huy ThanhThứ tư, 30/10/2024 - 10:59 (Dân tr ket qua bóng đá c1

Có thể nộp tiền để tránh kê biên,óthểnộptiềnđểtránhkêbiênphongtỏatàisảket qua bóng đá c1 phong tỏa tài sản?

(Dân trí) - Chính phủ đề xuất thí điểm 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Sáng 30/10, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình Quốc hội tờ trình dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản

Về phạm vi điều chỉnh, ông Tiến cho biết, dự thảo nghị quyết xác định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa thực hiện ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, xuyên suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Ngoài ra, phạm vi cũng chỉ áp dụng thí điểm đối với các vụ án, vụ việc hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày trước Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).

Dự thảo nghị quyết quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản gồm trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý; nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa; cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng.

Ngoài ra, giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng; tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản.

Theo ông Tiến, trong từng biện pháp đều quy định rõ nội dung, điều kiện áp dụng, thẩm quyền và đối tượng. Riêng với biện pháp 5 còn quy định rõ thời hạn áp dụng.

Theo đó, với 4 biện pháp đầu tiên, dự thảo nghị quyết quy định nhất quán, xuyên suốt, chỉ áp dụng khi có đủ cả 5 điều kiện (thiếu 1 điều kiện thì không được áp dụng) gồm đối với nhóm vật chứng, tài sản là "tiền, bất động sản, tài sản gắn liền với đất, giấy tờ có giá, chứng khoán hoặc trang thiết bị, phương tiện, vật tư trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ" vì có giá trị lớn, phổ biến trong các vụ việc, vụ án.

Việc áp dụng phải có sự đồng ý, chủ động đề nghị của những người liên quan, bảo đảm quyền tài sản của họ, hạn chế tối đa việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đòi bồi thường.

Trước khi quyết định áp dụng, phải trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản theo quy định, bảo đảm khách quan, minh bạch, thu hồi tối đa, không để hao hụt, thất thoát giá trị của tài sản khi xử lý.

Biện pháp này chỉ được áp dụng khi có sự thống nhất của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án trước khi quyết định áp dụng, bảo đảm không để xảy ra vi phạm, lợi dụng, lạm dụng; bảo đảm nhất quán quan điểm trong xử lý với quyết định của tòa án khi xét xử (điểm b khoản 7 Điều 3).

Ngoài ra, việc xử lý phải không làm ảnh hưởng đến việc chứng minh, giải quyết đúng đắn vụ việc, vụ án.

Đối với biện pháp thứ 5, ông Tiến khẳng định, việc thí điểm biện pháp này nhằm ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm ngay từ ban đầu, tạo một bước sớm để kiểm tra, xác minh, khi có đủ căn cứ, điều kiện thì áp dụng ngay các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa theo quy định.

Giải quyết vướng mắc, bất cập

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản.

Do đó, phạm vi thí điểm giới hạn trong một số vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo như dự thảo là phù hợp.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội Lê Thị Nga báo cáo thẩm tra (Ảnh: Phạm Thắng).

Về 5 nhóm biện pháp xử lý, cơ quan thẩm tra tán thành với quy định về các nhóm biện pháp như Chính phủ đề xuất, đây là biện pháp chưa được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự.

"Qua thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, chức vụ cho thấy, việc thí điểm các biện pháp này sẽ góp phần giải quyết cơ bản những vướng mắc, bất cập hiện nay", bà Nga cho biết.

Về biện pháp nộp tiền bảo đảm để cơ quan tiến hành tố tụng hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa (khoản 2 Điều 3), dự thảo quy định cơ chế cho phép người bị buộc tội hoặc tổ chức, cá nhân được nộp tiền bảo đảm thi hành án để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa.

Số tiền nộp bảo đảm không thấp hơn giá của vật chứng, tài sản theo kết luận định giá tài sản.

UBTP tán thành phương án trên và cho rằng, biện pháp này tạo khả năng sớm thu được khoản bồi thường thiệt hại, giảm thiểu việc phải đưa ra xử lý tài sản, tiết kiệm chi phí, đồng thời, bảo đảm quyền cho chủ sở hữu tài sản.

Bên cạnh đó, theo bà Nga, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn quy định sau khi áp dụng biện pháp này, tài sản này có được phép giao dịch như mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp hay không?

Tán thành với đề xuất thời gian thực hiện thí điểm như dự thảo, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị, qua đánh giá kết quả thí điểm, nếu có đủ điều kiện thì có thể nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự và các luật liên quan.

很赞哦!(17915)