【kèo đồng banh là gì】Hòn Khoai

Thống kê chưa đầy đủ,kèo đồng banh là gì Việt Nam có hơn 94 ngọn hải đăng, trải dài từ thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) tới thành phố Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) và ngoài khơi biển Ðông trên quần đảo Trường Sa... khẳng định cột mốc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Những ngọn hải đăng hằng đêm như “mắt biển” tỏa sáng, hỗ trợ các hoa tiêu trên biển định hướng tàu thuyền lưu thông tránh những bãi cạn, bãi đá ngầm nguy hiểm và cũng là hướng để tàu thuyền ra, vào bến an toàn.

Hòn Khoai gồm nhiều đảo nhỏ: Hòn Khoai, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ. Trong đó Hòn Khoai là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 4km2và cũng là hòn đảo cao nhất so mực nước biển. Địa danh này từng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Hòn Giáng Hương, Hòn Độc Lập hay đảo Poulop vào thời Pháp. Tuy nhiên, do hình dạng giống củ khoai khổng lồ nên người dân quen gọi là Hòn Khoai.

Hòn Khoai được mệnh danh là đảo ngọc của đất mũi

Hòn Khoai là hòn đảo đá, đồi và rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý cùng quần thể động - thực vật phong phú. Theo nghiên cứu mới nhất, hệ thực vật ở Hòn Khoai có hơn 1.400 loài, gồm cây ăn trái, cây lấy gỗ, cây làm thuốc… Động vật cũng khá phong phú với các loài khỉ, gà rừng, trăn hoa, kỳ đà, sóc bụng trắng… và hơn 20 loài chim quý.

Hòn Khoai được mệnh danh là đảo ngọc của đất mũi, rừng núi bao quanh, nước biển xanh trong hiền hòa và những di tích nhuốm màu thời gian. Nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến tỉnh Cà Mau. Tháng 9-2013, cụm đảo Hòn Khoai được xác lập kỷ lục “Cụm đảo gần xích đạo nhất”.

Hòn Khoai có bờ biển dài, kín gió, là nơi neo đậu, trú bão cho ngư dân và là nơi sinh sản, trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển. Từ những loài sinh vật phù du nhỏ bé cho đến những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: mực, tôm hùm, tôm tít, cá mú, cá bớp… Đặc biệt, trên đảo có 2 dòng suối, quanh năm cung cấp nước ngọt cho các đơn vị đóng quân trên đảo và ngư dân đánh bắt quanh vùng. Vì đảo ít cư dân sinh sống nên trên đảo chỉ có vài quán tạp hóa nhỏ. Chính vì vậy, mà Hòn Khoai vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ.

Hòn Khoai là một vị trí đèn biển quan trọng ở biển Ðông và vịnh Thái Lan. Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã xây dựng hệ thống đèn biển từ Cần Giờ, Côn Ðảo, Phú Quốc, Hòn Khoai nhằm phục vụ các loại tàu biển đi lại an toàn. Riêng ở đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, tại độ cao 318m, năm 1920 người Pháp xây dựng ngọn hải đăng mà cho đến nay kiến trúc này vẫn còn nguyên vẹn. Ngọn hải đăng hình khối vuông mỗi cạnh dài 4m, cao 14,50m, được xây bằng đá hộc và xi măng. Tháp hải đăng Hòn Khoai được xem là một trong những công trình đèn biển có sớm nhất tại Hải phận Việt Nam.

Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, Hòn Khoai còn là chiến tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây, ngày 13-12-1940, thầy giáo Phan Ngọc Hiển đã chỉ huy nghĩa quân nổi dậy để chiếm Hòn Khoai, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân vùng đất cực Nam Tổ quốc. Năm 1990, đảo Hòn Khoai được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Thanh Trà (tổng hợp)