Cúp C1

【cúp quốc gia đan mạch】Nỗi lo từ nhiệt điện than

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Việt Nam đang đứng trước nguy cơ gia tăng bệnh tật, chi phí cho sức khỏe, khắc phục ô nhiễm do ô nhi cúp quốc gia đan mạch

noi lo tu nhiet dien than

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ gia tăng bệnh tật,ỗilotừnhiệtđiệcúp quốc gia đan mạch chi phí cho sức khỏe, khắc phục ô nhiễm do ô nhiễm môi trường từ nhiệt điện than (Ảnh minh họa)

Những hệ lụy

Hiện Việt Nam có 19 nhà máy nhiệt điện than được vận hành, trong đó 2/3 nhà máy sử dụng nguồn than Quảng Ninh. Nếu thực hiện đúng kế hoạch sơ đồ điện 7, trong thời gian tới ngành điện sẽ có thêm 50 nhà máy nhiệt điện (của Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản, các DN tư nhân, nước ngoài, nhà đầu tư BOT) sẽ được xây dựng. Điều đó dự báo rằng, nhiệt điện than giữ vị trí quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế tương lai.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, để phát triển bền vững an ninh năng lượng, Việt Nam còn nhiều điều đáng phải quan tâm. Khi số lượng dự án nhiệt điện than đi vào vận hành ngày càng lớn, dẫn đến phát thải khí nhà kính lớn, ô nhiễm môi trường sống, nguy cơ tác động tiêu cực tới sức khỏe, môi trường cũng tỷ lệ thuận, kéo theo chi phí lớn và gánh nặng cho xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe, mất các hệ sinh thái, gây ô nhiễm nước, đất, không khí trầm trọng. Chưa kể, phát triển nhiệt điện than, NK than kéo theo nhiều hệ lụy về xã hội như lao động nước ngoài, việc làm...

Theo nghiên cứu, công nghệ khai thác than lạc hậu áp dụng tại các dự án nhiệt điện than tại Việt Nam đã và đang gây tác hại đến sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng đến môi trường. Theo đó, Việt Nam sẽ phải chi thêm các khoản chi phí chống ô nhiễm môi trường hay chi phí y tế.

Tại hội thảo “Nhiệt điện than - Những điều chưa biết” mới được tổ chức ngày 29-9, ông Lauri Myllyvirta, chuyên gia nghiên cứu về than và ô nhiễm không khí - thành viên trong nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Havard đã đưa ra những con số dẫn chứng về tác hại của nhiệt điện than đối với sức khỏe người dân. Cụ thể, tại Trung Quốc, năm 2010, số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than lên tới 1.230.000 người, châu Âu là 240.000 người và Việt Nam là 31.000 người.

Riêng đối với Việt Nam, ông Lauri Myllyvirta cho biết, ô nhiễm không khí chính là lý do tăng nguy cơ tử vong. Người dân chịu gánh nặng bệnh đột quỵ, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, ung thư gan, ung thư phổi, sơ gan, ung thư dạ dày... Đặc biệt, số lượng trẻ em bị viêm đường hô hấp dưới do sự phơi nhiễm PM2.5 (chất dạng hạt trong không khí có đường kính nhỏ hơn 2.5 micromet) đang ngày càng tăng lên do nhiệt điện than gây ra.

“Việt Nam có vẻ đi ngược lại xu thế phát triển nguồn năng lượng thế giới khi nhu cầu điện trong tương lai phụ thuộc chủ yếu vào than”, ông Lauri Myllyvirta nhận định. Theo nghiên cứu, nguồn không khí khu vực miền Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh hiện đang trong diện cảnh báo đỏ về sự ô nhiễm. Trong tương lai, không chỉ miền Bắc mà nguy cơ toàn bộ bầu không khí khu vực miền Nam cũng sẽ ô nhiễm nghiêm trọng do nhiệt điện than.

Để Việt Nam đi nhanh hơn

Đồng tình với quan điểm này, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) - đại diện cho Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) cho rằng: Việc tăng tỷ trọng điện than là đi ngược với xu thế thời đại, mâu thuẫn với các chiến lược tăng trưởng Xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chưa kể, còn thách thức lớn khi điện than kéo theo NK công nghệ lạc hậu của các nhà thầu Trung Quốc, khi các chủ đầu tư từ nước này trúng thầu nhiều dự án nhiệt điện tại Việt Nam, trong khi chế tài kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường của chúng ta còn yếu.

Thực tế cho thấy, phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than với khối lượng ngày càng lớn cũng như việc các chỉ tiêu an toàn kỹ thuật trong khai thác mỏ chưa thực sự được đảm bảo đã gây ra nhiều hệ lụy như gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tính mạng và tài sản của người dân. Cụ thể, sự cố ô nhiễm môi trường do khói bụi tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Tuy Phong, Bình Thuận) vừa qua là bài học lớn cho Việt Nam trong áp dụng các công nghệ tại các nhà máy nhiệt điện. Được biết, Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cũng như 3 dự án nhiệt điện than còn lại ở Bình Thuận đang áp dụng công nghệ của Trung Quốc, vì thế nguy cơ ô nhiễm là rất lớn. Sự cố mưa lớn tại Quảng Ninh vừa qua cũng làm ngập hầm lò, lở bãi thải mỏ than nhấn chìm hàng trăm căn nhà của người dân, hồ chứa xỉ than của nhà máy Quảng Ninh bị vỡ tràn theo mưa. Hệ thống hầm lò bị ngập nước, tê liệt. Hệ thống giao thông, bến bãi, cảng than bị ảnh hưởng nặng do mưa lớn, ảnh hưởng tới việc cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện. Sự cố này cũng đã làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long, gây tổn thất cho ngành than hơn 1.000 tỷ đồng.

Bình Thuận là địa phương đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường do nhiệt điện than. Theo ông Hồ Trung Phước, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận, hiện nay Bình Thuận có 4 dự án nhiệt điện than với công suất lớn. Bên cạnh một số vấn đề phát sinh từ các nhà máy này như nguồn nước làm mát cho các ổ máy xả ra môi trường, quá trình vận chuyển than, bốc xếp than sẽ dẫn đến ô nhiễm các kim loại, thì hiện nay tỉnh này đang lo ngại việc xử lý lượng lớn xỉ than, tro bay thải ra từ các nhà máy này. Ông Phước cho biết, hiện nay mới chỉ có một tổ máy với công suất 1.244 MW đã thải ra môi trường 4.400 tấn/ngày. Nếu tính cả 4 nhà máy đi vào hoạt động thì mỗi năm thải ra một số lượng khủng khiếp – khoảng 10 triệu tấn tro bay, xỉ than, đặc biệt trong điều kiện khí hậu của Tuy Phong là vùng có gió xoáy. Vì thế, làm sao để xử lý hiệu quả lượng tro, xỉ khổng lồ này là sự quan tâm lớn của tỉnh Bình Thuận hiện nay.

Về vấn đề này, bà Donna Lisenby, Chương trình năng lượng sạch và an toàn – Liên minh Waterkeeper, cho rằng “chi phí cho các loại năng lượng thay thế sẽ cao hơn nhiệt điện than, nhưng hiện nay chi phí này đã rẻ hơn rất nhiều so với trước. Việt Nam hiện nay có điều kiện tốt hơn khi có nhiều sự lựa chọn mô hình năng lượng, vì thế Việt Nam sẽ thông minh hơn để lựa chọn công nghệ sạch cho tương lai, và nhờ đó Việt Nam sẽ đi nhanh hơn”.

Từ thực tế, ông Lauri Myllyvirta khuyến nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như chủ đầu tư cần xem xét vấn đề chất lượng không khí, đánh giá mức tác động sức khỏe khi quy hoạch các nhà máy điện, các ngành công nghiệp và giao thông vận tải. Đồng thời, Việt Nam cần cập nhật các tiêu chuẩn về phát thải theo kịp các nước đang phát triển và các nước phát triển khác.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap