【thứ hạng của malmö ff】Vì sao các công ty nước ngoài đang đóng cửa ở Trung Quốc?
Một bài phát biểu đầy nhiệt huyết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào đầu tháng Một cho biết: Trung Quốc hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề này và trấn an các nhà đầu tư rằng Trung Quốc vẫn mở cửa đối với đầu tư nước ngoài.
Ông Tập đã bảo vệ toàn cầu hóa và hứa cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho các công ty nước ngoài. Một dấu hiệu tích cực được nhìn thấy là Trung Quốc vẫn còn gắn chặt với chính sách mở cửa, lần đầu được đưa ra bởi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào cuối những năm 1980.
Tuy nhiên, Seagate vẫn gia nhập làn sóng đóng cửa của một loạt công ty nước ngoài trong những năm gần đây, vì nhiều lý do, nhưng phần lớn được quy cho hệ thống thuế cao, chi phí nhân công tăng và cạnh tranh khốc liệt từ các công ty nội địa.
Panasonic là một ví dụ. Công ty này đã dừng tất cả hoạt động sản xuất tivi ở nước này vào năm 2015 sau 37 năm hoạt động ở Trung Quốc. Khi lần đầu tiên mở cửa năm 1979, hãng sản xuất đồ điện tử gia dụng này là công ty nước ngoài đầu tiên vào Trung Quốc, bị hấp dẫn bởi những lợi ích hào phóng mà các đối thủ bản địa không được hưởng, bao gồm mức thuế và giá đất thấp hơn, tiếp cận dễ dàng hơn với chính quyền địa phương.
Nhưng gần 4 thập kỷ trôi qua, những điều này đã không còn nữa.
Vào tháng Mười Một năm ngoái, tập đoàn điện tử Sony đã bán sạch cổ phần ở Sony Electronics Hoa Nam, một nhà máy ở Quảng Châu sản xuất đồ điện tử. Cùng lúc, hãng bán lẻ lừng danh của Anh Marks & Spencer cũng tuyên bố đóng cửa toàn bộ cửa hàng ở Trung Quốc.
Tiếp nối danh sách này là Metro, Home Depot, Best Buy, Revlon, L’Oreal, Microsoft và Sharp, và chúng ta bắt đầu chứng kiến xu hướng ngày càng gia tăng.
Đã từng được coi là vị khách được chào đón của Bắc Kinh, mang đến đây tiền, kỹ năng quản lý, và trình độ công nghệ mà quốc gia này đang tìm kiếm, các công ty nước ngoài giờ đây đang bị “thất sủng”.
“Trung Quốc không còn quá cần các công ty nước ngoài nữa trên phương diện tiếp thu công nghệ cao và vốn như đã từng trong quá khứ”, Giáo sư Chong Tai-Leung của Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông nhận định. “Vì vây rõ ràng, chính phủ sẽ dần loại bỏ các chính sách ưu đãi đối với các công ty nước ngoài”.
Ông Keith Pogson, nhà phân tích cấp cao tại hãng kiểm toán Ernst & Young - người theo dõi dịch vụ tài chính ở châu Á - cho biết, nguyên nhân chính khá đơn giản, đó là cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ Trung Quốc.
“Chúng ta đang chứng kiến nhiều công ty Trung Quốc đã vươn lên vị trí hàng đầu ở các quốc gia khác và tất nhiên điều này làm gia tăng áp lực lên các công ty nước ngoài ở Trung Quốc”, ông đồng ý nói rằng việc dần loại bỏ các chính sách ưu đãi với các hãng nước ngoài rõ ràng là vì lợi ích của Trung Quốc.
Thương hiệu tivi TCL của Trung Quốc được lấy làm ví dụ, khi thương hiệu này lần đầu tiên đã vượt qua đối thủ Hàn Quốc vào năm ngoái, trở thành hãng có doanh số cao nhất thế giới, với thị phần trên thị trường Bắc Mỹ tăng hơn 50% .
Với sự trỗi dậy của nhiều cái tên nội địa, chính quyền Trung Quốc đang dần nghiêng về phía “đứa con đẻ” của mình - ông Pogson nói - và việc dần loại bỏ các chính sách ưu đãi cho các công ty nước ngoài có khả năng sẽ tiếp diễn.
Từ năm 1994 đến năm 2007, các hãng nhận đầu tư nước ngoài được hưởng mức thuế thu nhập 15% trong khi các công ty bản địa phải chi trả 33% thuế.
Nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực thắt chặt những chính sách kiểu này, với Luật thuế mới có hiệu lực từ năm 2008 đồng bộ mức thuế cho cả công ty trong nước và nước ngoài ở mức 25%.
Pháp luật không rõ ràng và diễn giải không nhất quán cũng được cho là nguyên nhân của sự ra đi của một số công ty.
Một cuộc khảo sát thực hiện bởi công ty tư vấn Bain & Company và Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc đã nhấn mạnh đó là hai yếu tố hàng đầu cản trở khả năng đầu tư và phát triển của các công ty nước ngoài ở Trung Quốc.
Chi phí nhân công cao và thiếu người lao động đủ trình độ cũng nằm trong top 5 thách thức, cuộc khảo sát cho thấy.
Một ví dụ của quy định dạng này là luật an ninh mạng mới, được quốc hội thông qua vào cuối tháng Mười Một. Nó làm dấy lên những lo ngại rằng các công ty công nghệ nước ngoài sẽ liên tục bị vướng vào các yêu cầu đánh giá an ninh và các dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ Trung Quốc rất gây tranh cãi.
Mặc dù hơn 40 tập đoàn quốc tế đã ký một bản kiến nghị sửa đổi một số phần của bộ luật, dự thảo cuối cùng do Quốc hội phê duyệt vẫn giữ nguyên không thay đổi - một dấu hiệu rõ ràng về quyết tâm của Bắc Kinh để làm rõ lập trường của mình đối với các công ty nước ngoài.
Một phần tư trong số 532 công ty thành viên của Phòng thương mại Mỹ ở Trung Quốc tham gia cuộc khảo sát cho biết họ đã di chuyển hoặc đang có kế hoạch chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc vào cuối năm ngoái, với gần một nửa trong đó di dời đến những phần đang phát triển khác ở châu Á.
“Nếu có thêm các công ty nước ngoài muốn phát triển ở Trung Quốc trong giai đoạn này, tôi khuyên họ xem xét các thành phố hạng hai và hạng ba”, ông Chong nói./.
Minh Vy (theo CNBC)