Trùm xã hội đen Minh Sâm
Trong số những đại gia Việt rơi vào tù tội gần đây,ữngđạigiaViệtnghìntỉrơivàovòngtùtộđội hình leicester không thể không nhắc đến Minh Sâm. Vào ngày 13/8, hơn 100 cảnh sát thuộc nhiều lực lượng của Bộ Công an đồng loạt bao vây khám xét, bắt khẩn cấp 9 người thuộc Công ty TNHH Đại An và Công ty TNHH Thành Hưng, có trụ sở tại xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; trong đó có Nguyễn Ngọc Minh (còn gọi là Minh Sâm), Giám đốc Công ty TNHH Đại An cùng một số người thân của Minh. Theo tiết lộ của một lãnh đạo Bộ Công an, qua khám xét cơ quan chức năng đã thu giữ 6 khẩu súng, đạn dược các loại và 1 quả lựu đạn.
Bước đầu các đối tượng bị bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.Trước khi bị bắt, Minh Sâm được biết đến là một đại gia gỗ lớn nhất đất Kinh Bắc, Doanh nghiệp Minh “sâm” từng được công nhận là “Tập thể lao động xuất sắc” của tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù Công ty Đại An thành lập từ năm 2000 với số vốn ban đầu không đáng kể, nhưng tính tới nay, khối tài sản của Minh lên tới hàng ngàn tỷ đồng. 4 bộ gỗ huỳnh đàn đỏ, hay giới chơi gỗ còn gọi là gỗ sưa đỏ.
Ông trùm đất Kinh Bắc sở hữu cả những cánh rừng bên Lào, Campuchia với lượng gỗ lên đến hàng trăm vạn mét khối. Minh Sâm còn thành lập cả một cảng riêng tại khu vực biển Hà Tiên để trung chuyển gỗ về đại bản doanh tại Bắc Ninh.
Ngoài việc sở hữu khu chợ gỗ, Minh Sâm còn có tới 3 kho chứa gỗ lúc nào cũng đầy ắp cả vạn mét khối gỗ trắc, chưa kể các loại gỗ có giá trị cao khác. Với cách buôn tận gốc, bán tận ngọn, nhiều người ví số lợi nhuận thu được từ buôn bán gỗ quý của Minh còn hơn cả buôn ma túy...Nói đến độ "ngông", Minh Sâm cũng được giới đại gia kiêng nể với hàng loạt "hàng khủng": bộ sưu tập xe sang đủ chủng loại như Rolls-Royce Phantom mang biển 99K-9999..., BMW, Lexus, Mercedes.
4 bộ gỗ huỳnh đàn đỏ, hay giới chơi gỗ còn gọi là gỗ sưa đỏ của Minh Sâm. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó là loạt đồ gỗ, đồ cổ quý hiếm trị giá hàng chục tỷ đồng. Minh còn có thú chơi bonsai, cây cảnh độc đáo và tốn tiền. Nơi trưng bày loạt bộ sưu tập của vị đại gia khét tiếng một thời đất Kinh Bắc cũng được coi như “cung điện”. Nơi đây nằm đối diện với đại bản doanh của công ty, để xây dựng, ông trùm này đã bỏ ra tới hơn 500 m3 gỗ quý hiếm và thi công dựa theo phong cách kiến trúc lăng tẩm của các vua chúa ngày xưa, xung quanh khu vực “cung điện” này được tô điểm bằng hàng cây sưa đỏ để tạo bóng mát.
Bầu Kiên
Bầu Kiên có lẽ là đại gia Việt bị bắt giữ gây rúng động cho dư luận nhiều nhất từ trước tới giờ. Gần cuối tháng 8/2012, hầu như dư luận cả nước không thể tin nổi vào sự việc ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên), một người đàn ông quyền lực trong giới tài chính ngân hàng cũng như trong làngbóng đá Việt bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ về một số sai phạm liên quan tới hoạt động kinh doanh của ông này.
Sau một thời gian tạm giam, bầu Kiên hầu tòa với 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; và trốn thuế. Vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng ACB do bầu Kiên cầm đầu được đánh giá là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa vào diện án điểm.
Nguyễn Đức Kiên (sinh ngày 13/4/1964 tại Hà Nội) trước khi bị bắt là thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Ngoài ra ông Kiên hiện còn làm Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Chợ Lớn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu, phó chủ tịch Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội...
Dương Chí Dũng
Ngày 17-5-2012, CQĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt, khám xét đối với ông Dương Chí Dũng về tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (theo Điều 165 - BLHS). Tuy nhiên, bị can Dương Chí Dũng đã bỏ trốn.
Kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của Dương Chí Dũng vận động bị can ra đầu thú, nhưng không có kết quả, ngày 18-5, CQĐT đã phát lệnh truy nã đặc biệt số 01/C48-P2 trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với Tổ chức CSHS quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, sau thời gian khẩn trương tiến hành các biện pháp truy bắt, ngày 4-9, CQĐT đã bắt được Dương Chí Dũng; đồng thời khẩn trương xác minh để xử lý những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines trong quá trình bỏ trốn.
Ông Dũng sinh năm 1957, quê quán Hải Dương, được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8-2005; đến tháng 7-2011, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này.Tháng 2-2012, ông Dũng được điều động sang giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải thuộc Bộ GTVT.
Theo tài liệu điều tra của cơ quan chức năng, thời điểm điều hành Vinalines, Dương Chí Dũng đã có dấu hiệu, hành vi sai phạm nghiêm trọng về kinh tế trong thương vụ nhập, mua ụ nổi 83M. Tháng 1-2012, Cục CSĐT tội phạm tham nhũng - Bộ Công an phát hiện và tổ chức xác minh dấu hiệu sai phạm trong quá trình sửa chữa ụ nổi 83M thuộc dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam.
Phương Trâm(Tổng hợp)
Đại gia Thái Lan thèm khát thị trường đồ uống Việt Nam