【ket qua hang nhat vn】Điểm tựa an sinh vững chắc, giảm gánh nặng kinh tế

Điểm tựa an sinh vững chắc, giảm gánh nặng kinh tế
Anh Nguyễn Văn Thuỷ huyện Sóc Sơn, Hà Nội nhận sổ bảo hiểm xã hội. Ảnh: Ngọc Dũng

Giảm gánh nặng kinh tế

Quán nước nhỏ 15 m2 nằm trên đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) là nơi 6 người trong gia đình chị Nguyễn Thị Tin sinh sống. Cách đây 2 năm, khi đang làm công nhân môi trường đô thị, trong một đêm khuya đẩy xe rác về điểm tập kết, chị Tin bị một chiếc ô tô bán tải đâm ngã bất tỉnh. Tài xế xe ô tô bỏ trốn, không xác định được biển kiểm soát. Chị được bà con gần đó đưa vào bệnh viện, thoát được “cửa tử” nhưng tổn thương sọ não nặng khiến việc điều trị rất tốn kém.

Giám định tỷ lệ thương tật, chị bị suy giảm sức khỏe 31%. “Trong thời gian chữa trị, nhờ có bảo hiểm y tế hỗ trợ 80% chi phí điều trị, gia đình tôi đã đỡ được rất nhiều chi phí. Sau đó, tôi được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN). Hiện giờ, tôi nhận trợ cấp hàng tháng cho đến cuối đời. Số tiền này giúp tôi và gia đình có một khoản kinh phí chi trả sinh hoạt hàng ngày” - chị Tin chia sẻ.

Hiện nay, dù gia đình vẫn còn rất khó khăn, thu nhập chủ yếu của gia đình từ tiền công chị đi dọn dẹp văn phòng và quán nước nhỏ, chị vẫn tin tưởng vào tương lai, vào chế độ an sinh của nhà nước. “Sau khi bị tai nạn lao động và được hỗ trợ tôi mới thấy việc tham gia rất có ý nghĩa, khi gặp sự cố không may” - chị Tin cho biết.

Anh Nguyễn Văn Thủy, ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội là công nhân nhà máy sản xuất gạch men ốp lát. Trong quá trình làm việc tại phân xưởng, căn chỉnh dây curoa đỡ gạch, anh bị cuốn kẹp ngón tay trỏ trái vào dây curoa. Ngay sau khi bị tai nạn, anh được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn và giám định y khoa xác định tỷ lệ thương tật.

Với tỷ lệ thương tật 6%, anh được chi trả 44 triệu đồng từ Quỹ BHTN - BNN. “Trong thời gian nghỉ không đi làm được, số tiền được nhận từ chế độ bảo hiểm TNLĐ - BNN giúp đỡ tôi và gia đình trang trải tiền thuốc men và sinh hoạt phí, tôi cũng yên tâm điều trị” - anh Thủy cho hay.

Giải quyết chế độ nhanh chóng, kịp thời

Theo quy định hiện hành, nếu suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 5 đến 30% sức khỏe thì người lao động được hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN một lần, từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Điều 52 Luật An toàn vệ sinh lao động, trong trường hợp: “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở”, hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng.

Các mức trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động

Theo phương án tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng hiện nay lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7/2023, thì người lao động bị suy giảm khả năng lao động mức 5% sẽ nhận được mức trợ cấp tăng từ 7,45 triệu lên mức 9 triệu đồng.

Người lao động bị suy giảm mức 31% khả năng lao động nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng từ 447.000 đồng/người/tháng tăng lên 540.000 đồng/người/tháng… Mức thụ hưởng đối với các trường hợp khác cũng tăng theo tương ứng.

Việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) luôn được BHXH thành phố Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là đối với người bị TNLĐ - BNN thì càng có ý nghĩa hơn.

Năm 2022, BHXH thành phố đã giải quyết hưởng chế độ TNLĐ - BNN cho 257 trường hợp. Quý I/2023, giải quyết hưởng chế độ TNLĐ hàng tháng cho 22 trường hợp; giải quyết hưởng TNLĐ một lần cho 20 trường hợp, giải quyết hưởng chế độ BNN một lần cho 2 trường hợp.

Cho biết về lợi ích của chế độ bảo hiểm TNLĐ - BNN, ông Lê Văn Long - Phó Giám đốc BHXH TP. Hà Nội cho biết, sau khi bị TNLĐ - BNN sức khỏe của người lao động bị giảm sút, vì vậy khả năng lao động để tạo ra thu nhập có thể bị thiếu hụt. Do đó, người lao động được hưởng ngay chế độ TNLĐ - BNN giúp họ có thêm một khoản hỗ trợ cho nguồn thu nhập để phần nào giảm bớt khó khăn của bản thân và gia đình.

Trong thời gian qua, BHXH TP. Hà Nội đã có nhiều cải cách hành chính đơn giản hóa thủ tục hành chính, giao dịch điện tử nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách bảo hiểm TNLĐ - BNN. Đồng thời, BHXH thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đối với doanh nghiệp, NLĐ và tổ chức đại diện của hai bên về trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của doanh nghiệp; phổ biến các quy định về bảo hiểm TNLĐ; hướng dẫn người lao động cách thức tham gia để được giải quyết chế độ nhanh chóng, chính xác.

Cùng với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người lao động, BHXH thành phố cũng chỉ đạo BHXH quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với các ngành liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát; kịp thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Qua đó, chất lượng thực hiện chính sách bảo hiểm TNLĐ - BNN từng bước được nâng cao; bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, ổn định sản xuất.

Để thuận tiện cho việc theo dõi quá trình tham gia BHXH và quá trình tham gia BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan BHXH khuyến khích người tham gia cài đặt ứng dụng VssID trên nền tảng điện thoại di động, đồng thời cập nhật kịp thời nhiều thông tin hữu ích khác. Như vậy mới có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi tham gia vào quá trình làm việc.

BHXH Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ

BHXH Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có buổi làm việc về kết nối, đồng bộ dữ liệu giữa 2 ngành trong triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ. Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các đơn vị của BHXH Việt Nam và Bộ GD-ĐT đánh giá, thời gian qua, 2 ngành đã có sự phối hợp rất tích cực trong thực hiện chính sách BHYT với học sinh, sinh viên.

BHXH các địa phương và các nhà trường luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ trong tuyên truyền, vận động, nêu rõ các lợi ích của chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) với thế hệ trẻ. Hiện nay, toàn quốc, nhóm học sinh tham gia BHYT đạt khoảng 97% và nhóm sinh viên là 90,07%.

Để đạt mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT, tại buổi làm việc, lãnh đạo các đơn vị nhận định, việc chia sẻ dữ liệu giữa 2 ngành để xác định được các học sinh, sinh viên chưa tham gia, từ đó có các giải pháp đồng bộ trong đôn đốc, tuyên truyền, vận động là điều rất quan trọng.

Tuy nhiên, việc chia sẻ, đồng bộ dữ liệu như thế nào để đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, khả thi, bảo mật, an toàn thông tin… là điều cần quan tâm. Qua trao đổi, thảo luận, tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn thống nhất, căn cứ nhu cầu thực tế và các quy định của pháp luật, hai ngành sẽ kết nối, đồng bộ dữ liệu do mỗi bên đang quản lý.

Trong đó, có đồng bộ dữ liệu về người học và tình trạng tham gia BHYT của học sinh, sinh viên theo từng trường, lớp, địa phương… Bên cạnh đó, 2 ngành cũng chia sẻ, đồng bộ một số thông tin để đánh giá tình hình lao động, việc làm của sinh viên khi ra trường, phục vụ nghiên cứu, dự báo xu hướng nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực.

Lãnh đạo 2 ngành chỉ đạo các đơn vị liên quan, trước mắt thành lập tổ công tác để triển khai ngay một số nhiệm vụ gồm thực hiện các giải pháp kỹ thuật để chạy thử việc kết nối, đồng bộ dữ liệu giữa 2 ngành. Qua đó phân tích, đánh giá bước đầu về các trường dữ liệu và các nền tảng kỹ thuật, đảm bảo đến 20/6/2023, hai bên có thể kết nối thông suốt hoàn toàn…