Tác động tích cực
Theềucơhộichocácnhàđầutưbấtđộngsảntrongnăđội hình man utd gặp nottingham foresto HoREA, trong 10 tháng đầu năm 2018, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta đạt 27,9 tỷ USD, trong đó, có gần 6 tỷ USD đầu tư vào bất động sản. Riêng tại TPHCM, nguồn vốn FDI đạt 6,22 tỷ USD, trong đó, nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS thành phố tiếp tục tăng trưởng mạnh, với hơn 1 tỷ USD, chiếm 17% tổng nguồn vốn FDI vào thành phố. |
Đáng chú ý là xu hướng khai thác tài nguyên giảm rõ rệt, chế biến chế tạo tăng, dịch vụ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, lạm phát được kiểm soát tốt. Cách điều hành của Chính phủ nhấn mạnh vào trọng tâm ổn định vĩ mô trên cơ sở đó đạt mục tiêu tăng trưởng cao, phù hợp với lợi ích của các nhà kinh doanh.
Cùng với đó FDI có dấu hiệu tốt, cả vốn gián tiếp và trực tiếp đạt mức bằng 2017. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng khả quan, trong bối cảnh 2018 thế giới có nhiều bất ổn là yếu tố tích cực cho môi trường đầu tư của Việt Nam. Trong đó, tỷ trọng FDI trong đầu tư BĐS tăng, đóng góp quan trọng trong sự phát triển của thị trường BĐS.
Sau Hội nghị APEC diễn ra vào năm 2017, Việt Nam được đánh giá cao về mức hấp dẫn trong thu hút FDI, xu hướng này tiếp tục tăng khi cuộc chiến thương mại bùng nổ. Điều này cho thấy, đánh giá về môi trường đầu tư trong mắt nhà đầu tư nước ngoài khá tích cực.
Theo ông Trần Đình Thiên, hiện nay, Việt Nam đang có nền kinh tế ổn định. Tăng trưởng 2018-2019 sẽ tiệm cận ở mức 7%, đây là các chỉ báo tích cực trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, thế tăng trưởng tốt, khả năng giữ ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát tốt, cải cách bước vào nhịp mới, hội nhập sâu rộng, sức hấp dẫn FDI tăng đang tạo ra môi trường tích cực cho các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư BĐS nói riêng.
Cùng quan điểm như trên, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Jones Lang Lasalle Việt Nam cho biết, từ tác động của CPTPP và cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, thị trường BĐS Việt Nam đang thu hút nguồn vốn đầu tư không chỉ từ Trung Quốc mà còn từ các quốc gia khác. Bên cạnh đó, thị trường BĐS Việt Nam vẫn duy trì đà phát triển tích cực trong năm 2018 với sự gia tăng cả về nguồn cung và tỉ lệ bán hàng. BĐS các khu vực khác như Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Đà Nẵng trong đầu năm nay đã có cơn sốt mạnh, BĐS nghỉ dưỡng cũng có sự gia tăng nhanh chóng. Đây là những tín hiệu khả quan cho sự phát triển của thị trường BĐS năm 2019.
DN phải chuyên nghiệp hơn
Trên cơ sở đánh giá dự báo các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thị trường BĐS như kinh tế vĩ mô, các thị trường đầu tư khác, cung- cầu, chính sách tín dụng…, ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho rằng, thị trường BĐS năm 2019 sẽ tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra bong bóng. Nhưng thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, ở các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Cùng với đó là tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng đồng bộ, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.
Trong tình hình trên, ông Phấn cho rằng, để phát triển ổn định và bền vững, các DN phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án; sử dụng đất được giao đúng mục đích, đúng quy hoạch, thi công xây dựng đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, bảo vệ môi trường; nghiệm thu, bàn giao, kinh doanh quản lý vận hành dự án đúng quy định.
“Bên cạnh đó, các chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, trách nhiệm với khách hàng theo đúng cam kết đã thoả thuận và pháp luật đã quy định. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay sẽ ngày càng có nhiều DN nước ngoài có tiềm lực mạnh, có nhiều kinh nghiệm sẽ tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam, trong đó có lĩnh vực BĐS nên tính cạnh tranh của thị trường sẽ ngày càng khốc liệt, cộng với đó là yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, người dân đối với các dự án BĐS. Vì vậy, các DN trong nước phải không ngừng nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp, có tầm nhìn chiến lược, lâu dài thì mới có thể trụ vững và phát triển”, ông Vũ Văn Phấn nói.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu khuyến nghị, các DN cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, trước hết là đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng. Đồng thời, các DN phải luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà, xây dựng căn hộ thông minh, tòa nhà thông minh, hình thành không gian sống xanh, thân thiện môi trường, coi trọng công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng. Các DN phải phấn đấu để trở thành là nhà phát triển BĐS chuyên nghiệp và có năng lực trong phân khúc thị trường và sản phẩm mà mình đã chọn, để trở thành DN có trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nếu nhìn từ thị trường BĐS 2017 sẽ thấy 2018 phát triển tốt hơn và dự báo năm 2019 cũng tốt hơn rất nhiều. Trong đó, BĐS nghỉ dưỡng tăng bao nhiêu cũng không đủ, không cần lo "bong bóng" hay thừa cung, dư địa còn rất nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng nên cấm condotel, tôi cho rằng đó là lo xa, chưa cần thiết. Phân khúc nhà ở có chuyển động tốt nhưng cần sự điều chỉnh về mặt chính sách, hướng phát triển. Dự án như VinCity của Vingroup mới đây là yếu tố giải quyết rất tốt cho phân khúc nhà ở bình dân và là giải pháp tốt cho chính sách nhà ở hiện nay, bởi trong bối cảnh nhà ở bình dân thiếu, nhà ở xã hội ế như hiện nay thì Vingroup đưa ra các sản phẩm nhà ở giá không thấp nhưng lại giãn khoảng cách trả tiền để người dân có thêm điều kiện mua là hoàn toàn hợp lý. Hiện tượng nhà ở của Vingroup vừa qua là điều các nhà làm chính sách cần lưu ý. Ngoài ra, việc bán nhà ở cho người nước ngoài, theo tôi cũng phải có những chính sách thay đổi. Hiện nay đang có tình trạng là người nhiệt tình thì không dám vào, còn người dám lao vào thì không được chào đón. Đồng thời, phải cân đối được các sản phẩm mới là quan trọng. Vừa qua, sản phẩm cao cấp, siêu cao cấp tăng nhưng không phải kỳ vọng như Luật Nhà ở 2014. Theo đó, phân khúc nhà ở bình dân thực sự đang có nhiều triển vọng”. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: “Thị trường BĐS năm 2019 sẽ phát triển với nguồn cung dồi dào, tập trung vào các dự án lớn. Những thành phố thu nhỏ với dịch vụ đầy đủ, hạ tầng đồng bộ như dự án của Vingroup sẽ là xu hướng dẫn dắt thị trường. Các dự án nhỏ lẻ ở khu vực khác rất khó cạnh tranh với những dự án lớn đồng bộ. Nhưng chúng tôi đánh giá cao các dự án như vậy vì đó là xu hướng tất yếu để đô thị gọn gàng hơn. Do nguồn cung dồi dào, vì vậy chúng tôi đánh giá, sang năm 2019 BĐS sẽ không có khả năng tăng giá đột biến, thị trường ổn định. Cơ cấu hàng hóa sẽ phù hợp với khả năng của thị trường, nhất là nhà ở năm 2019 sẽ phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Trong năm 2019, phân khúc BĐS công nghiệp sẽ đặc biệt phát triển. Đây là làn sóng mới tại Việt Nam, việc phát triển các khu công nghiệp theo đó cũng phải đồng bộ hơn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư cũng phải quan tâm đến nhà ở thương mại để đáp ứng các khu công nghiệp. Chúng tôi đánh giá đây sẽ là một trong những phân khúc thị trường còn nhiều dư địa phát triển”. Hoài Anh (ghi) |