Cảng Tân Thuận Đông |
Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu Công ty CP dịch vụ vận tải Sài Gòn - Tranaco chỉ tiến hành khai thác bến cảng Tân Thuận Đông với cỡ tàu trọng tải đến 10.000 tấn như đã được thiết kế,ộGiaothôngtừchốiđềxuấtnângcấpcảngTânThuậnĐôngđónđượctàmonza – torino công bố, không cải tạo nâng cấp, mở rộng.
Lý do được Bộ Giao thông vận tải đưa ra là theo Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đối với Khu bến trên sông Sài Gòn, Nhà Bè “sẽ di dời, chuyển đổi công năng theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005; tận dụng một phần cầu bến tại Khánh Hội làm bến khách nội địa và trung tâm dịch vụ hàng hải. Các bến trên sông Nhà Bè chỉ cải tạo, nâng cấp, không mở rộng cho tàu trọng tải đến 30.000 tấn. Xây dựng mới bến tàu khách với ga khách đồng bộ hiện đại, tiếp nhận được tàu khách du lịch quốc tế đến 50.000 GT tại Phú Thuận (hạ lưu cầu Phú Mỹ”.
Bên cạnh đó, theo Quyết định số 3655/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030, đối với Khu bến cảng trên sông Sài Gòn: “Là khu bến cảng, cầu cảng cho tàu có trọng tải đến 30.000 tấn. Khu bến này thực hiện di dời, chuyển đổi công năng theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; chuyển đổi một phần bến cảng Khánh Hội làm bến cảng khách nội địa và trung tâm dịch vụ hàng hải. Di dời bến cảng Tân Thuận (thuộc Cảng Sài Gòn) ra Hiệp Phước phù hợp với tiến độ xây dựng cầu Thủ Thiêm 4. Những bến cảng chưa di dời tiếp tục hoạt động theo hiện trạng, không cải tạo nâng cấp, mở rộng; nghiên cứu di dời sau năm 2020 hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn thuê đất.”
Trước đó, Tranaco đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép cải tạo, nâng cấp cầu cảng Tân Thuận Đông để tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000DWT giảm tải vào hoạt động khai thác tại cảng.