Dù không tăng trưởng mạnh như thương mại điện tử trong nước,àngViệtngàycàngdễtiếpcậnthịtrườngtrựctuyếntoàncầkết quả colombia hôm nay song số liệu thể hiện thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam vẫn tăng hai con số trong năm vừa qua. Bên cạnh đó, chuyên gia đánh giá khả năng bán hàng Việt ra toàn cầu sẽ dễ dàng hơn trước.
Bên trong trung tâm lưu chuyển hàng hoá của Amazon. |
Amazon Global Selling vừa công bố số liệu kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trên nền tảng Amazon.
Theo đó, báo cáo đánh giá thương mại điện tử xuyên biên giới đang trên đà phát triển trong những năm qua tại Việt Nam. Giãn cách xã hội và hạn chế đi lại do Covid-19 kéo dài đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế số, góp phần vào sự phát triển của thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới.
Tại Việt Nam, xu hướng xuất khẩu trực tuyến đang tăng lên, cùng với đó là sự tăng trưởng về quy mô của các nhà bán hàng. Theo thống kê trong vòng một năm, tính tới hết tháng 8/2021, hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã bán sản phẩm cho khách hàng trên khắp thế giới tại các cửa hàng của Amazon. Một số doanh nghiệp Việt Nam đạt được thành công về xuất khẩu trên Amazon có thể kể đến Gốm sứ Minh Long, nón bảo hiểm Royal Helmet, Rong Nho Trường Thọ, Hạt điều Lafooco...
Danh mục nhóm sản phẩm bán chạy trên Amazon từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bao gồm: đồ gia dụng, dụng cụ nhà bếp, tiện ích gia đình, sản phẩm dệt may và sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và cá nhân.
Thống kê trong một năm vừa qua cũng cho thấy, gần 7,2 triệu sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được bán cho các khách hàng Amazon trên khắp thế giới (trung bình 14 sản phẩm mỗi phút).
Số lượng sản phẩm được bán bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trên cửa hàng của Amazon tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng doanh nghiệp vượt mốc doanh số 100.000 USD tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng lượng doanh nghiệp vượt mốc doanh số 500.000 USD tăng hơn 53%. Không chỉ vậy, số doanh nghiệp vượt mốc 1 triệu USD tăng hơn 40%.
Ngoài số liệu cụ thể như trên, chuyên gia cũng đánh giá tiềm năng phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Cụ thể, ông Phan Xuân Dũng, Giám đốc Kinh doanh hãng vận chuyển Ninja Van Việt Nam, nhận định việc Việt Nam gia nhập một số hiệp hội toàn cầu và khu vực trong thời gian gần đây tạo cơ sở để hàng Việt được bán ra thế giới.
Song song đó, nhiều đơn vị tư vấn đang nhảy vào giúp hàng hoá sản xuất tại Việt Nam đạt chuẩn, cũng như có kênh tiêu thụ ở nước ngoài.
Đứng ở góc độ đơn vị vận chuyển, ông Dũng cho hay một số doanh nghiệp trong ngành đã chuẩn bị đủ nguồn lực để đưa hàng Việt ra quốc tế và ngược lại.
Dịch Covid-19 không chỉ thúc đẩy bán hàng trực tuyến xuyên biên giới mà cũng giúp thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển mạnh. Báo cáo do Google, Temasek và Bain & Company công bố mới đây chỉ rõ số lượng người mới dùng Internet tại Việt Nam đang tăng lên, đồng thời nhận định thương mại điện tử đang là động lực của kinh tế số.
Cụ thể, năm 2021, nhờ sự tăng trưởng 53% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD và có khả năng tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025. Nếu tăng trưởng đều, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia.
Hải Đăng
Thương mại điện tử trở thành hiện tượng tại Việt Nam và toàn cầu
Xu hướng mua sắm trên thương mại điện tử tăng mạnh, trở thành một hiện tượng trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.